Chăm sóc bệnh nhân nha khoa tốt hơn từ việc “hiểu” răng

Trang chủ > Blog > Quản Trị Nha Khoa > Chăm sóc bệnh nhân nha khoa tốt hơn từ việc “hiểu” răng

Chăm sóc bệnh nhân nha khoa tốt hơn từ việc “hiểu” răng

Sức khỏe răng miệng là yếu tố hàng đầu mà các phòng khám cần đảm bảo khi chăm sóc bệnh nhân nha khoa. Bởi ai ai cũng hiểu, sức khỏe răng miệng mang tới một cuộc sống thoải mái, hạnh phúc khi đáp ứng nhu cầu ăn nhai của con người. Tuy nhiên, vượt lên trên cả chức năng ăn nhai, nhìn vào răng miệng, ta có thể biết những sự kiện sinh học của đời người. Đó là kết quả đã được chứng minh bởi nghiên cứu của giáo sư Paola Cerrito thuộc Khoa Nhân chủng học và Nha khoa, Đại học New York, công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports. 

Hãy cùng đọc bài viết để phát hiện ra sự thật vô cùng kỳ thú. Hẳn là nhiều người làm việc trong ngành nha khoa sẽ phải ồ lên kinh ngạc khi chúng ta không chỉ chăm sóc bệnh nhân nha khoa mà còn góp phần bảo vệ “cuốn nhật kí” sinh học cho từng khách hàng. 

chăm sóc bệnh nhân nha khoa

1. Để hiểu được nghiên cứu, trước hết hãy làm rõ cấu tạo của răng

Nghiên cứu này được thực hiện khi nghiên cứu kĩ các thành phần của răng, và để hiểu được cách vận hành, kết quả của cuộc thí nghiệm thì bạn buộc phải hiểu được cấu tạo của răng là gì. Cấu tạo của răng thực chất bao gồm rất nhiều phần, nhiều lớp bên trong. Cùng tìm hiểu: 

1.1. Răng bao gồm mấy phần? 

Thông thường, răng được biết tới với 2 thành phần chính là thân răng, chân răng, đường giao chữa chân răng và thân răng được gọi là cổ răng. Mỗi một thành phần lại có cấu tạo khác nhau và vai trò khác nhau trong sức khỏe răng miệng. 

hàm răng nha khoa

Hiểu về cấu tạo và vai trò của răng

Với thân răng, đây là phần của răng khi bạn nhìn thấy dễ dàng trong khoang miệng. Thân răng thường được biết tới các thành phần là men răng, ngà răng và tủy răng. Các thay đổi về hình dạng, kích thước của răng dần hình thành lên răng.

  • Răng cửa thì có một đường thẳng ở các cạnh để cắt được thức ăn dễ dàng. 
  • Răng nanh ở hai bên cạnh răng cửa và răng hàm hai bên, chúng không có cạnh thẳng như răng cửa mà ngược lại sắc nhọn
  • Các thân răng sẽ có những múi nhô lên khỏi mặt phẳng của răng
  • Thông thường ở các răng hàm, độ rộng của các múi răng sẽ khiến răng hàm có hình dáng khác biệt với các răng trước đó. 
  • Thực chất, 4 răng cửa ở phía trước cũng có 3 múi nhỏ trong cạnh răng cưa, các múi này sẽ bị mài dần, trở thành cạnh thằng trong thời gian ăn nhai. 
  • Ngược lại, răng tiền hàm có 2 múi và răng hàm lớn có 4 múi hoặc có thể sẽ nhiều hơn. 

Về các chân răng: 

Châm răng nằm trong xương ổ răng của xương hàm. Các chân răng này bám chắc vào phần nướu để giúp răng luôn chắc chắn, vững khỏe và đảm bảo chức năng ăn nhai.

  • Chân răng có thể có số lượng 1 hoặc cũng có thể có nhiều hơn 1 tùy vào từng vị trí của răng
  • Thông thường, các răng cửa và răng nanh sẽ có 1 chân răng
  • Các răng hàm lớn có thể có từ 2 đến 3 chân răng hoặc nhiều hơn
  • Ở mỗi chân răng có thể có các buồng tủy, và các chân răng thường nhạy cảm khi nó có mạch máu và có các dây thần kinh chạy qua
  • Đặc biệt là, chân răng ở bên ngoài được bao phủ bởi một lớp cementum và được giữ chắc bởi các dây chằng nha chu. 

1.2 Từ ngoài vào trong, răng được cấu tạo từ các lớp nào?

Thân răng, cổ răng được xem là các bộ phận của răng từ trên xuống dưới, vậy còn từ ngoài vào trong thì răng được cấu tạo ra sao? Mỗi chiếc răng sẽ bao gồm các lớp nào? 

cấu tạo răng

Hình ảnh ví dụ về cấu tạo các lớp trên răng

  • Men răng: 
    • Thân răng được bao phủ một lớp bên ngoài là men răng, lớp men này rất cứng và có độ trắng sáng nhất định. 
    • Bởi sự bao phủ cứng của men răng, men răng sẽ là lớp khung của thân răng, hình thành lên các múi răng, các hố rãnh của thân răng
    • Men răng có những điểm đặc biệt rất riêng, do nó là một lớp vỏ cứng, nó không có dây thần kinh chạy qua nên nó hoàn toàn không bị tác động bởi dây thần kinh hay mạch máu. Nếu như có sứt mẻ ở men răng thì bạn cũng sẽ không cảm thấy đau đớn và men răng cũng sẽ không phục hồi lại như ban đầu. Nó khác với tủy răng hay ngà răng. 
  • Ngà răng:
    • Sau lớp men răng sẽ đến lớp ngà răng, ngà răng ít cứng hơn so với men răng và chúng có màu ngà ngà chứ không sáng hẳn
    • Vị trí của ngà răng nằm giữa lớp men răng và lớp cementum. 
    • Ngà răng ở thân răng sẽ phủ lên tủy răng, nơi có dây thần kinh và mạch máu đi qua. Vì thế nên có sẽ có khả năng tự sản sinh phục hồi khi có sự ổn thương, để chống lại việc răng bị đau hay nhức nhối. Cụ thể, khi răng bị mài mòn, bị sâu răng sẽ khiến cho phần ngà răng bị lộ ra bên ngoài. Ngà răng sẽ xuất hiện phản ứng bảo vệ sinh ra lớp ngà hình thành về phía buồng tủy, để bảo vệ răng. Trường hợp này khi ngà răng bị lộ ra bên ngoài cũng sẽ khiến cho răng có cảm giác ê buốt, đau, nếu ngà răng bị lộ ra với các nguyên nhân khác nhau. 
  • Tuỷ răng
    • Phần dây thần kinh và mạch máu chảy phía trong răng sẽ giúp hình thành nên tủy răng
    • Tủy răng giữ vai trò quan trọng trong việc sống hay bỏ đi một chiếc răng. Vị trí của tủy răng nằm gọn trong lòng răng. Ở phần thân răng, tủy tập trung gọi là buồng tủy, còn tủy răng tập trung ở chân răng gọi là ống tủy. 
    • Khi răng bị sâu, bị va đập,.. khiến tủy răng bị lộ ra bên ngoài, tủy răng bị tấn công hay tổn thương sẽ dẫn tới những cơn đau nhức nhối vô cùng và áp xe sẽ xuất hiện ở chân răng nếu như không có sự điều trị kịp thời. 
    • Nếu như tủy không được điều trị, thì khả năng cao là răng đó sẽ bị loại bỏ, cần phải nhổ đi. 
  • Cementum
    • Phần chân răng được cementum bao phủ. Nếu men răng bao phủ thân răng thì cementum là lớp bao phủ mỏng Calci bao bọc lấy vùng chân răng/ 
    • Cementum gặp lớp men răng ở phần cổ răng, và giống như men răng, nó cũng không có dây thần kinh chi phối. Nó bao phủ toàn bộ ngà răng ở phần chân răng và cũng là nơi mà chân răng bám dính tới hệ thống dây chằng nha chu. 
    • Màng nha chu và dây chằng nha chu Periodontal membrane or ligament
    • Toàn bộ phần chân răng, thân răng sẽ bám dính được vào xương hàm khi có mang nha chu. 
    • Do đó, màng nha chu sẽ có sự tác động của mạch máu và dây thần kinh
    • Nhờ có lớp nha chu, răng sẽ có tính đàn hồi và không bám chặt vào xương hàm, tạo sự nhịp nhàng trong chức năng ăn nhai của con người. 

Và điều đặc biệt là, khi lớp cementum trong răng được lấy ra để nghiên cứu thì các nhà khoa học đã phát hiện ra một điều đặc biệt lý thú. Nếu như men răng có thể dễ dàng bị sứt, bị bào mòn thì lớp phủ chân răng và cementum lại không như vậy. Nó nằm ở dưới chân răng, bao phủ lấy phần ngà răng và gần như nó hoàn toàn bất biến theo thời gian.
Chính đặc điểm này đã giúp cementum trở thành một cuốn nhật kí sinh học ghi lại hành trình của con người, từ đó, giúp ích cho quá trình chăm sóc bệnh nhân nha khoa.  

2. Nghiên cứu bắt đầu từ từng dải cementum quanh chân răng

Răng là một kho lưu trữ sinh học vĩnh viễn và trung thực về toàn bộ cuộc đời của cá nhân, từ khi hình thành răng cho đến khi chết. Thật vậy, hãy bắt đầu với những hình ảnh chụp dưới đây!

2.1 Hình ảnh chụp cắt lớp của răng và phát hiện lý thú

Shara Bailey, một giáo sư tại Khoa Nhân chủng học của NYU, Bin Hu, một nhà khoa học nghiên cứu liên kết tại Đại học Nha khoa NYU, và Timothy Bromage, một giáo sư tại Đại học Nha khoa NYU đã cùng tiến hành một nghiên cứu thú vị về răng, với việc quan sát các lớp cementum. 

Hãy cùng quan sát hình ảnh cắt lớp cementum với các hình ảnh A. B và C

 

Răng là nguồn gốc của sự sống

Hình ảnh được cung cấp bởi tiến sĩ Paola Cerrito.

 

Kết quả của quan sát cho thấy: 

Ảnh A là phần cắt dọc của răng hàm thứ hai của một phụ nữ 35 tuổi, có con ở tuổi 19 và 24. 

Ảnh B là phần phóng to của Ảnh A. 

Ảnh C là ảnh phóng to của ảnh B và nó cho thấy, hình răng cưa (bên trái) được bao phủ bởi cementum (ở bên phải) có hai màu tối hơn, tương ứng với hai sự kiện sinh sản ở tuổi 19 và tuổi 24. 

 

Từ quan sát hình ảnh này, nhóm nghiên cứu đã bắt đầu cuộc hành trình tìm hiểu từ cementum và lớp mô nha khoa bao phủ chân răng. Qua các năm, các thành phần này của răng cứ thế hình thành lên các lớp hàng năm kể từ khi răng được mọc trong miệng đến khi người chết đi. Và ghi lại các sự kiện sinh học, cứ mỗi sự kiện diễn ra là một đường viền tối màu được hiện lên. 

2.2 Tiến hành ứng dụng nghiên cứu trên thực tế

Nhà nghiên cứu Bromage cho biết: “Việc phát hiện sự trùng hợp và liên quan mật thiết giữa cuộc đời con người và các dấu hiệu được ghi lại trong cementum được phát triển trong các nghiên cứu này hứa hẹn sẽ đưa cementum vào trung tâm của nhiều cuộc điều tra, tranh luận về sự tiến hóa của lịch sử loài người”. 

nghiên cứu, chăm sóc bệnh nhân nha khoa

Các sự kiện sinh lý của con người như thời kì mãn kinh ở nữ giới, giam giữ và bệnh tật mang tính hệ thống ở cả nam và nữ được sao chép lại vĩnh viễn trong cementum và thậm chí các sự kiện này còn được hẹn giờ chính xác. Cerrito, cử nhân tại Đại học Sapienza của Rome, cho biết: “Cấu trúc vi mô của cementum, chỉ có thể nhìn thấy qua kính hiển vi, sẽ tiết lộ cấu tạo cơ bản của các sợi và hạt tạo nên của phần này của răng”.

Trong công trình nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã kiểm tra gần 50 chiếc răng của con người, tuổi từ 25 đến 69 dưới kính hiển vi. Kết hợp với đó là lịch sử y tế và những ghi chép lối sống cá nhân, sự kiện quan trọng mà những người này đã từng gặp phải trong đời. Khi nhóm nghiên cứu kết nối sự hình thành của từng lớp/dải cementum bao quanh chân răng với các giai đoạn trong cuộc sống của từng cá nhân, họ đã tìm ra mối liên hệ tương đối chi tiết các sự kiện cụ thể trong cuộc sống và sự hình thành răng. “Hồ sơ sinh học” này chi tiết đến nỗi, có thể tiết lộ liệu 1 người đã từng bị cầm tù hoặc mắc bệnh hiểm nghèo hay không. 

2.3. Cementum – hồ sơ sinh học của con người

“Cũng giống như vòng cây, chúng ta có thể nhìn vào ‘vòng răng’: các lớp mô liên tục phát triển trên bề mặt chân răng. Từng vòng này là một kho lưu trữ trung thành những trải nghiệm sinh lý của một cá nhân và những căng thẳng từ việc mang thai, bệnh tật cho đến khi bị giam giữ và mãn kinh, tất cả đều để lại một dấu ấn vĩnh viễn đặc biệt.” – giáo sư Cerrito giải thích.

phòng khám nha khoa

Từng đấu hiệu trong các sự kiện sinh học này của con người đều được mã hóa trong các thay đổi cấu trúc vi mô đến một lớp vòng cụ thể. Nếu như cementum có các dấu hiệu bất thường thì từ đó ta còn có thể nhận ra những căng thẳng trong quá trình sinh sống suốt cuộc đời của con người. Ngoài ra, việc quan sát các đặc điểm đặc trưng của men chân răng có thể giúp các nhà khoa học xác định dấu hiệu mô học của những sự kiện như mang thai và cho con bú.

3. Nghiên cứu được hỗ trợ bởi Quỹ Khoa học Quốc gia (BCS-1062680) cũng như Giải thưởng Nghiên cứu Max Planck

Chân trời mới mở ra từ cuộc nghiên cứu: 

“Một chiếc răng không phải là một phần tĩnh và đã chết của bộ xương”. “Nó liên tục điều chỉnh và phản ứng với các quá trình sinh lý”. Răng người không phải là một cơ quan tĩnh, mà là một cơ quan động – các chuyên gia nhận định. 

Cho đến nay, vẫn còn nhiều câu hỏi về vai trò cementum. Chúng ra vẫn chưa biết cụ thể về cách nó ghi lại những sự kiện căng thẳng trong cuộc sống con người. Không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc bệnh nhân nha khoa, nghiên cứu này có thể châm ngòi cho một con đường nghiên cứu mới; trải dài từ y học đến khảo cổ học hay y học điều tra tội phạm. 

Như vậy, có thể thấy, một phát kiến quan trọng mang tới một sự thay đổi ngoạn mục tới vấn đề răng miệng. Các bác sĩ nha khoa hẳn khi đọc bài viết này sẽ không ít ngỡ ngàng khi hàng ngày, đội ngũ đang chăm sóc bệnh nhân nha khoa hay cũng chính là ngày ngày gìn giữ cuốn sổ sinh học cho con người. 

— — — — — — — — — — — —

Tìm hiểu thêm về Dentalflow chúng tôi tại:

Phần mềm nha khoa DentalFlow – Bởi nha sĩ, vì nha sĩ!

👉 Click đăng kí tài khoản và sử dụng miễn phí ngay hôm nay!

Website: https://dentalflow.vn/

Hotline: 092 774 1985

Facebook: https://www.facebook.com/dentalflowvn

Youtube:  https://www.youtube.com/c/DentalFlow