Khử khuẩn phòng khám giữa đại dịch Covid-19

Trang chủ > Blog > Quản Trị Nha Khoa > Khử khuẩn phòng khám giữa đại dịch Covid-19

Khử khuẩn phòng khám giữa đại dịch Covid-19

Khử khuẩn phòng khám vẫn luôn là vấn đề cần thiết phải thực hiện thường xuyên và đúng quy chuẩn theo quy định của pháp luật. Một phòng khám nếu không tiến hành khử khuẩn theo quy định sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nếu phát hiện vi phạm. Vì vậy bất kỳ chủ phòng khám nào cũng phải thực hiện khử khuẩn và không thể xem thường vấn đề này, đặc biệt là trong thời gian dịch COVID đang diễn biến vô cùng phức tạp.

Sử dụng tia cực tím để khử khuẩn phòng khám là việc mà nhiều phòng khám đã ứng dụng. Với những ưu điểm và nhược điểm riêng của mình, nếu biết sử dụng đúng cách, tia cực tím sẽ là một lựa chọn sáng suốt cho chủ phòng khi tiến hành khử khuẩn. Vậy tia cực tím là gì? Khử khuẩn phòng khám bằng tia cực tím làm như thế nào? Với những nhược điểm của tia cực tím thì sẽ khắc phục ra sao? Với kinh nghiệm làm việc với rất nhiều các phòng khám nha khoa lớn nhỏ, DentalFlow sẽ chia sẻ cho bạn tất cả thông tin xoay quanh chủ đề khử khuẩn phòng khám nha khoa bằng tia cực tím. 

1. Khái quát về tia cực tím

Trước hết để có thể ứng dụng được hiệu quả nhất việc khử khuẩn phòng khám bằng tia cực tím, trước tiên bạn cần hiểu tia cực tím bản chất là gì, chúng có những đặc tính nào để cấu thành tác dụng khử khuẩn và diệt khuẩn như vậy. 

1.1 Tia cực tím là gì? 

Tia cực tím thường còn được gọi là tia UV, đó là từ viết tắt của tên tiếng anh Ultra Violet). Ngoài tên gọi tiếng việt là tia cực tím, nó còn được biết đến với tên gọi là tia tử ngoại. Tia cực tím bản chất là một loại sóng điện từ, nó ngắn hơn bước sóng của ánh sáng thường thấy nhưng lại dài hơn tia X. 

Khử khuẩn phòng khám tia UV

Tia cực tím là gì?

Sở dĩ có tên gọi là tia cực tím vì nó nằm ở bên trên của màu tím, nên có tên “cực tím”. Thông thường, mắt con người có thể nhìn thấy màu tím, và màu sắc này có bước sóng ngắn nhất trong khoảng nhìn thấy của chúng ta. 

Nếu màu tím có bước sóng ngắn nhất trong khoảng mắt nhìn thì tia cực tím lại là vùng tia vượt ngoài vùng sóng của màu tím nên mắt thường không thể nhìn thấy loại tia này. Ngoài ra, vùng của tia cực tím có thể chia ra làm hai vùng tia là vùng tia có bước sóng từ 380 – 200nm; và cùng tử ngoại xa, tức là vùng có bước sóng từ 200-10nm.

1.2 Tia cực tím có mấy loại

Theo khoa học, người ta thường chia tia cực tím ra thành 3 loại, phân biệt dưa theo bước sóng. 

  • Tia UVA: loại tia này có bước sóng từ 400-320nm; còn được gọi với tên gọi là sóng dài hay ánh sáng đen. Do tia UVA này không bị tầng ozon hấp thụ nên gần như 95% tia này được xuất hiện dưới trái đất bất cứ khi nào ánh sáng xuất hiện. 
  • Tia UVB, khác với tia UVA, bước sóng của tia UVB ngắn hơn 320-290nm, nó có bước sóng trung nên được gọi là sóng trung. Nếu tia UVA không bị hấp thụ nhiều bởi tầng ozon thì tia UVB lại bị phần hớn tầng ozon hấp thụ. Tuy nhiên nó vẫn có thể xuất hiện khi có ánh sáng, nhưng tỉ lệ nhiều hay ít thì còn phụ thuộc vào một số yếu tố ngoại cảnh như khu vực địa lý, mùa trong năm hay thời gian trong ngày. Thường tia UVB sẽ có nhiều ở khu vực xích đạo hay cận xích đạo bởi những khu vực này tỉ lệ ánh sáng mặt trời chiếu tới cao và nắng nhiều quanh năm.
  • Tia UVC, tia này có bước sóng ngắn hơn tất cả, chỉ 290nm, bởi bước sóng ngắn nên nó còn được biết đến với tên gọi là sóng ngắn hay sóng tiệt trùng. Bước sóng này bị tầng ozon hấp thụ hết nên nó không xuất hiện dưới trái đất. Và cũng chính loại tia này có tác dụng tiệt trùng, làm sạch. 

Tia cực tím vì bản chất là một loại sóng điện từ, nên nó sẽ có những tác dụng và tác hại riêng. Ở mặt tích cực, nếu lượng tia cực tím vừa đủ sẽ có tác dụng tổng hợp vitamin D, hoặc sử dụng trong việc khử khuẩn,… Nhưng nếu tỉ lệ tia cực tím quá cao, thì việc ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người là điều không thể tránh khỏi. 

1.3 Tác dụng và tác hại của tia cực tím

Như đã phân tích kể trên, tia cực tím có những tác dụng và tác hại riêng tùy theo mức độ và cách mà con người sử dụng chúng. Nghe tới tia cực tím nhiều người sẽ nghĩ rằng nó có nhiều tác hại tiêu cực, nhưng thực chất, chúng cũng có những tác dụng nhất định như sau: 

Khử khuẩn phòng khám tia UV tác dụng tác hại

Cần nắm rõ tác dụng cũng như tác hại của tia UV để ứng dụng chính xác trong phòng khám nha khoa

Tác dụng của tia cực tím đối với cuộc sống con người: 

  • Tác dụng lớn nhất của tia cực tím đối với con người là góp phần tổng hợp vitamin D trong cơ thể. Vitamin D là một loại chất rất quan trọng đối với cơ thể vì chúng góp phần thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển canxi trong cơ thể, giúp chắc khỏe xương và phát triển chiều cao của con người. Vitamin D thường được biết tới với hai loại là vitamin D2 và vitamin D3. Nếu như vitamin D2 có chứa nhiều ở thực phẩm thì vitamin D3 lại là kết quả của quá trình da tiếp xúc với tia cực tím mà hình thành. Các bác sĩ cho rằng, việc để da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là cách tốt nhất và tối ưu nhất để tổng hợp vitamin D. Tuy nhiên chỉ nên tiếp xúc với tia cực tím ở mức độ nhẹ, vào khoảng thời gian từ 5-7h sáng, sau khoảng thời gian này, nắng đã lên cao và gay gắt, tia cực tím trong tia nắng quá nhiều, vượt quá ngưỡng cho phép nên không còn có tác dụng tổng hợp vitamin D nữa. 
  • Điều trị bệnh bằng cách kìm hãm sự phát triển của tế bào da. Việc tia cực tím được sử dụng để kìm hãm sự phát triển của tế bào da đã được ứng dụng trong việc điều trị cách bệnh về vảy nến. Bệnh này xuất hiện do các tế bào phát triển quá nhanh, làm cơ thể ngứa ngáy và hình thành nên vảy nến. Ngoài có tác dụng tổng hợp vitamin D, tia cực tím còn có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của các tế bào da nên được sử dụng để điều trị căn bệnh này. 
  • Khử trùng, tiệt trùng: đây có lẽ là tác dụng tối ưu nhất được ứng dụng trong các bệnh viện, phòng khám. Tia cực tím bước sóng ngắn hay còn biết tới là tia UVC có tác dụng khử trùng, tiệt trùng rất hiện quá. Các vi sinh vật như vi khuẩn, virus khi gặp tia cực tím sẽ bị phá hủy DNA, ngăn chặn khả năng sinh sôi, phát triển và nhân bản của chúng. Ngoài việc ứng dụng các tia cực tím trong việc khử trùng phòng khám, bệnh viện, các tia này còn được ứng dụng trong các sản phẩm tiệt trùng như tiệt trùng sữa, máy khử trùng bát đĩa,..

Tác hại của tia UV đối với cuộc sống con người

  • Nếu như tia UV mức độ nhẹ có thể giúp tổng hợp Vitamin D thì UVB – loại tia bước sóng trung có thể gây ra tình trạng đen, sạm da, rám nắng. Như ta đã phân tích ở trên, các tia tử ngoại UVB bị ozon hấp thụ một phần nên chúng vẫn có thể xuất hiện trên trái đất tùy theo thời gian trong ngày, theo mùa hay vị trí địa lý. Tia này có tỷ lệ chiếm khoảng 3% theo ánh sáng chiếu lên bề mặt trái đất. Chúng sở dĩ gây ra tình trạng đen, sạm da bởi vì chúng khi gặp da người sẽ kích thích quá trình chuyển hóa melanin – khiến sắc tố da thay đổi. 
  • Nếu tiếp xúc với tia cực tím trong thời gian dài và không có các sản phẩm trang bị, bảo hộ, việc da bị đen, sạm, rám nắng là điều không thể tránh khỏi do các tế bào melanin tăng sinh quá mức. Ngoài ta, các tia cực tím còn khiến phá vỡ các tế bào da, khiến các tế bào không thể tái tạo, dẫn tới tình trạng da bị lão hóa, xuất hiện nhiều nếp nhăn. 
  • Ung thư da là tình trạng có thể gặp phải nếu như con người tiếp xúc với tia UV ở thời gian dài và cường độ cao. Theo các kết quả nghiên cứu thì một số bệnh ung thư có thể gặp phải là ung thư hắc tố, ung thư liên bào đáy, u bào vảy hay u tuyến bã… Ngoài da thì cũng có các tuyến khác có nguy cơ ung thư do tia cực tím là ung thư tuyến giáp và ung thư tuyến vú. Tuy nhiên thì quá trình này vẫn đang được tiến hành nghiên cứu. 
  • Làm tổn thương mắt, gây ra các bệnh về mắt: giác mạc chúng ta phải hấp thụ tia UV mỗi khi nhìn nên nếu có thể hạn chế, che chắn mắt khỏi tia cực tím thì hãy thực hiện ngay. Vì một số bệnh về mắt có thể gặp phải do tia cực tím là đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,… điều này cũng rất nguy hiểm tới mắt. 
  • Ức chế hệ miễn dịch cũng có thể gặp phải khi tiếp xúc quá lâu và nhiều đối với tia UV. Theo đó, tia cực tím sẽ phá vỡ đi sự phân bố thông thường của các tế bào bạch cầu, sau khi tiếp xúc với ánh nắng. Nếu quá trình này diễn ra lặp đi lặp lại quá lâu thì sẽ ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch, khiến khả năng này trở nên yếu đi. 

Như vậy những tác hại và tác dụng của tia cực tím đối với con người là rất nhiều, vậy nên hãy có cách phòng tránh và ứng dụng phù hợp để có thể phát huy hết được tác dụng cũng như hạn chế được tác tác hại của tia cực tím.

 

2. Ứng dụng tia cực tím trong khử khuẩn phòng khám nha khoa nói chung và mùa dịch COVID nói riêng

Như chúng ta đã vừa tìm hiểu thông tin ở phía trên, tia cực tím không phải hoàn toàn là một loại tia có hại, mà ngược lại nếu như biết ứng dụng đúng cách thì sẽ ứng dụng được rất nhiều tác dụng của tia cực tím trong cuộc sống. Và trong khuôn khổ bài viết này, DentalFlow sẽ nêu rõ các phương pháp để ứng dụng tia cực tím trong khử khuẩn phòng khám và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của tia cực tím đối với con người. 

2.1 Loại tia cực tím nào được sử dụng ở trong môi trường phòng khám?

Ta đã có thông tin phân loại các tia cực tím kể trên. Như ta đã biết, tia cực tím UVA xuất hiện 95% cùng với ánh sáng chiếu xuống trái đất, còn lại, tia UVB và UVC thì sẽ được tầng ozon hấp thụ một phần hoặc toàn bộ. 

Khử khuẩn phòng khám tia UV

Tia UV được ứng dụng trong nhiều hoạt động của phòng khám nha khoa

Nhưng xét dưới góc độ diệt khuẩn, tiệt trùng, ức chế sự phát triển của các tế bào vi khuẩn thì phải sử dụng đến tia UVB và tia UVC. Đó cũng là lý do tại sao hai loại tia cực tím này thường được các bệnh viện, phòng khám nha khoa áp dụng để sử dụng cho việc khử khuẩn, diệt vi khuẩn, đảm bảo các dụng cụ phòng khám hay môi trường phòng khám vô trùng hiệu quả. Điều này sẽ có tác động tích cực đến kết quá khám chữa bệnh, cũng như đảm bảo được yêu cầu khử trùng bắt buộc của phòng khám. 

2.2 Ứng dụng tia cực tím trong khử khuẩn phòng khám nha khoa

Công dụng của tia cực tím rất mạnh trong quá trình khử trùng, diệt khuẩn, vậy tia cực tím nên được ứng dụng để tiệt trùng những đâu ở trong phòng khám, bệnh viện nói chung và trong phòng khám nha khoa nói riêng? 

khử khuẩn phòng khám tìa UV

Cần đảm bảo chính xác các yếu tố khi khủ khuẩn phòng khám nha khoa

Theo nghiên cứu, tia cực tím chỉ phát huy được tối đa tác dụng khử khuẩn phòng khám trong khoảng cách từ 1-3m, nhưng đồng nghĩa với đó, nó có thể gây ra tác hại xấu đến với sức khỏe con người như cháy da,  hai mắt hay nặng nề hơn là dẫn tới ung thư da. Vậy nên thường quá trình khử khuẩn bằng tia UV sẽ được tiến hành tại thời điểm vắng người. Một số cách ứng dụng thường được biết đến là: 

  • Nước: nước sẽ được khử trùng trong phòng khám nha khoa khi đưa nước qua lòng ống có đặt bóng đèn tia cực tím. Người khử trùng phải điều chỉnh tốc độ dòng nước sao cho không chảy quá nhanh, nếu tốc độ nước chảy quá nhanh thì việc thời gian nước gặp tia cực tím sẽ không nhiều. Đồng nghĩa với việc tia cực tím sẽ không thể phát huy hết khả năng tiệt trùng của mình. 
  • Trong các phòng khám, điển hình như phòng thí nghiệm nuôi cấy vi khuẩn, thường sau khi công tác này được tiến hành thì phải thực hiện khử khuẩn để để đảm bảo tất cả các vi khuẩn đã bị tiêu diệt trên bề mặt, không khí, tránh ảnh hưởng và lây lan tới cộng đồng. Việc sử dụng tia cực tím lại được phát huy tác dụng khi chúng sẽ được dùng để khử khuẩn trên các bề mặt hoặc không khí. Phòng khám nha cũng không phải ngoại lệ, vi khuẩn sinh sôi mà mắt thường không thể nhìn thấy, qua thời gian chúng tích tụ trên các bề mặt, bay lơ lửng trong không trung, và nếu ứng dụng được tia cực tím trong việc khử trùng thì sẽ đảm bảo phòng khám luôn sạch, vô khuẩn, công tác điều trị bệnh cho bệnh nhân từ đó mới đạt hiệu quả cao. Với phương pháp này, ta thường thấy việc lắp các bóng đèn khử khuẩn sẽ phát huy tác dụng. 
  • Khử khuẩn không khí khi có người trong phòng. Bên trên là phương pháp khử khuẩn khi phòng không có người, còn nếu như phòng luôn có người thì công tác khử khuẩn sẽ diễn ra ra sao để vừa làm sạch vừa không ảnh hưởng tới sức khỏe? Theo đó, phương pháp chiếu xạ gián tiếp được áp dụng khi những bóng đèn khử khuẩn có phản quang lên trên, phải cao hơn tầm đầu người từ 2 đến 2,5m. Khi đó ánh sáng đèn UV sẽ chiếu lên trần nhà, làm sạch lớp không khí ở bên trên. Còn lại, khi chiếu lên trần nhà, tia cực tím sẽ phản xạ ngược lại trần và tường, tiêu diệt vi khuẩn ở tầng thấp hơn. các lớp không khí khi được khử khuẩn sẽ dần dần thay thế các lớp không khí nhiễm khuẩn, từ đó, qua thời gian, tất cả không khí sẽ được khử trùng.
  • Hiện nay, ngoài không gian phòng bệnh thì việc khử khuẩn còn được áp dụng trong không gian buồng phẫu thuật. Tuy nhiên vẫn chưa có kết luận việc lắp đèn khử khuẩn trong phòng mổ có giúp vết thương không bị nhiễm trùng hay không nên việc này vẫn chưa được thực hiện trên thực tế. 
  • Khử trùng dụng cụ nha khoa; các dụng cụ sử dụng để thăm khám nha khoa cho bệnh nhân là những đồ vật vô cùng quan trọng và buộc phải khử trùng cũng như luôn luôn phải bảo quản vô trùng. Bởi chúng tiếp xúc trực tiếp với khoang miệng của bệnh nhân, sẽ rất dễ xảy ra những tình trạng nhiễm trùng nếu như không khử khuẩn một cách triệt để và sạch sẽ. 
    • Theo đó, khi tiến hành khử khuẩn các dụng cụ nha khoa tại phòng vô trùng, các dụng cụ cần được đưa vào máy ngâm rửa có độ sát khuẩn cao là Hexanios G + R.0.5%, phù hợp với tiêu chuẩn Châu Âu: diệt vi khuẩn lao, diệt nấm, virus HIV, HBV và HCV…
    • Sau ngâm rửa, dụng cụ cần được cọ rửa sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch.
    • Tiếp theo, sau khi được làm sạch, các dụng cụ dùng lại sẽ được sấy khô và đóng thành từng gói riêng biệt với máy đóng gói vô trùng. 
    • Sau đó, các gói dụng cụ cần được đưa vào lò hấp AutoClave ở nhiệt độ 12100C – 13400C trong khoảng thời gian từ 15 – 30 phút. 
    • Lúc này, công tác làm sạch gần như đã xong và đưa các dụng cụ tiếp tục tới việc bảo quản. Bảo quản bắt buộc phải để trong các tủ đèn chiếu tia cực tím. Lúc này tia cực tím sẽ phát huy tác dụng để đảm bảo trạng thái luôn sạch khuẩn, vô trùng của các dụng cụ trước khi được sử dụng để thăm khám cho bệnh nhân. 

2.3 Hướng dẫn sử dụng đèn cực tím trong khử trùng phòng khám nha khoa

Như đã phân tích kể trên, đèn cực tím được ứng dụng trong y tế với tác dụng làm sạch, khử trùng nước, không khí, và bảo quản các dụng cụ nha khoa, vậy cách sử dụng của các loại đèn tia cực tím này sẽ ra sao? 

khử khuẩn phòng khám nha khoa

Cách sử dụng tia UV trong khử khuẩn phòng khám nha khoa

  • Thông thường, với công suất 1w của đèn sẽ được ứng dụng cho 1m3 thể tích phòng, nếu công suất của đèn tia cực tím càng lớn thì thời gian sẽ càng nhỏ hơn theo tỉ lệ. Lưu ý rằng các đồ vật bám bụi nhiều thì việc rọi đèn sẽ cần cẩn thận hơn. 
  • Thêm vào đó, việc chiếu tia cực tím cần được chiếu trực tiếp vào vùng cần chiếu rọi, nếu phòng còn có các ô không gian, khe trong phòng thì phải chiếu đến từng không gian trống đó. Lưu ý cần phải tránh xa trong thời gian chiếu đèn, thời gian chiếu thông thường sẽ kéo dài khoảng 30p. 

2.4 Ứng dụng khử khuẩn bằng tia cực tím trong mùa dịch COVID

Đại dịch COVID-19 đã làm dấy lên một lo ngại khắp toàn cầu về việc vệ sinh không gian sống, các bề mặt tiếp xúc với đồ vật. Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thực tế được tiến hành để kiểm tra tính ứng dụng của tia cực tím với việc khử trùng. Một trong số đó là Tiến sĩ Anthony Griffiths,  Giáo sư chuyên về Vi Sinh tại Đại học Y Boston và nhóm cộng sự của ông đã nghiên cứu phát triển các công cụ để hỗ trợ tiến bộ khoa học trong lĩnh vực này.

Nội dung của cuộc nghiên cứu họ đã ứng dụng một vật liệu được phơi nhiễm vi rút, sau đó xử lý chúng dưới lượng bức xạ của tia UVC khác nhau từ các nguồn ánh sáng. Sau đó ghi nhận kết quả  đánh giá khả năng  vô hiệu hóa trong các điều kiện khác nhau. 

Kết quả của cuộc nghiên cứu mang đầy tính tích cực khi 99% vi-rút COVID trong 6 giây, giảm đến 99.9000% vi-rút chỉ trong vòng 25 giây. Đây được xem là một tín hiệu tích cực trong việc phòng ngừa sự lây lan của COVID 19 trong không gian. Cuộc nghiên cứu vẫn tiếp tục được điều tra và sản xuất ra các loại đèn chống lại virus. 

3. Các biện pháp phòng ngừa an toàn cần thiết khi khử khuẩn phòng khám nha khoa bằng tia cực tím 

Việc sử dụng tia cực tím để khử khuẩn phòng khám nha khoa là việc cần thiết phải làm để phát huy hoàn toàn tác dụng, tuy nhiên không thể tránh khỏi việc các tia cực tím có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Vậy có những biện pháp nào để khi tiến hành khử trùng phòng khám bằng tia cực tím sẽ không gây ra những hậu quả đáng tiếc? 

Các chủ phòng khám cần ghi nhớ những điều sau: 

  • Luôn di chuyển con người ra xa khỏi vùng khử trùng trước khi bắt đầu khử trùng
  • Sử dụng các thiết bị điều khiển từ xa, điều chỉnh qua internet hay bluetooth để bật và tắt đèn tia cực tím từ phía xa, để trước và sau khi rời khỏi phòng được khử trùng. 
  • Không nên nhìn trực tiếp vào ánh sáng của tia cực tím để không bị ảnh hưởng tới thị giác
  • Nếu bạn bắt buộc phải ở trong phòng khử trùng khi có ánh sáng của tia cực tím nên nhớ hãy bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi tia cực tím bằng cách mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo kính, đẹo găng tay, đi giày. Phải đảm bảo làm sao để vùng da và mắt của bạn tránh được hoàn toàn khỏi tia cực tím. Bởi đây là hai vùng dễ nhạy cảm và bị ảnh hưởng bởi tia cực tím nhất. 
  • Luôn khử trùng khu vực làm việc sau khi khóa cửa và nên để biển cảnh báo để người khác nhận biết
  • Nếu như đã khử trùng xong cần loại bỏ ống ngay sau khi đã hết giờ
  • Các ống tia cực tím bị vỡ thì cần phải đeo răng tay, hoặc cầm bông để dọn dẹp vệ sinh.
khử khuẩn phòng khám nha khoa

Luôn đảm bảo các trang thiết bị, đồ dùng được khử khuẩn để đảm bảo an toàn

Ngoài các công việc nêu trên, với những người tiếp xúc với tia UV cần phải được trang bị các đồ dùng như: 

  • Thiết bị bảo hộ cá nhân bao gồm tấm chắn mặt, găng tay, áo khoác LAB
  • Tấm chắn mặt chống tia cực tím là rất cần thiết bởi có thể che chắn toàn bộ đầu, mặt, cổ của bạn nhưng nếu bạn chỉ có kính thì sẽ không thể che chắn được toàn bộ. 
  • Găng tay: nên lựa chọn những chất liệu găng tay tốt và chống hoàn toàn được các tia UV như găng tay dệt vải, găng tay cao su, còn loại Vinyl thì không thể chống được. 
  • Áo khoác hoặc tấm phủ cơ thể: một chiếc áo khoác phòng thí nghiệm Vải phủ cho đến cổ tay và đảm bảo không bị lộ da.
  • Biển cảnh báo nguy hiểm: nên đặt biệt cảnh báo với nội dung về tia cực tím cường độ cao tại khu vực khử khuẩn để những người khi đi qua có thể nhận biết. 

Luôn luôn phải ghi nhớ rằng, bạn luôn phải bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh khỏi tác hại của tia cực tím. Nếu như không thực hiện nghiêm túc, việc xảy ra những hậu quả khó lường là hoàn toàn có thể xảy ra.

Hi vọng những chia sẻ của DentalFlow sẽ giúp bạn có được một quá trình khử trùng ứng dụng tia cực tím hiệu quả. Đặc biệt phát huy tác dụng trong mùa dịch COVID19 để đảm bảo cho phòng khám của bạn luôn được sạch khuẩn, vô trùng theo đúng như yêu cầu của Bộ Y tế.

— — — — — — — — — — — —

Tìm hiểu thêm về Dentalflow chúng tôi tại:

Phần mềm nha khoa DentalFlow – Bởi nha sĩ, vì nha sĩ!

👉 Click đăng kí tài khoản và sử dụng miễn phí ngay hôm nay!

Website: https://dentalflow.vn/

Hotline: 092 774 1985

Facebook: https://www.facebook.com/dentalflowvn

Youtube:  https://www.youtube.com/c/DentalFlow

webinar-benh-an-dien-tu-dentalflow
Đăng ký dùng thử