Lo Âu và Kiệt Sức – Vấn đề sức khỏe tâm lý trong ngành nha khoa 2022

Trang chủ > Blog > Quản Trị Nha Khoa > Lo Âu và Kiệt Sức – Vấn đề sức khỏe tâm lý trong ngành nha khoa 2022

Lo Âu và Kiệt Sức – Vấn đề sức khỏe tâm lý trong ngành nha khoa 2022

Khi trưởng thành, ai cũng phải đối mặt với nỗi sợ về sức khỏe tâm lý như STRESS và KIỆT SỨC, nhất là trong công việc. Trong các ngành nghề trong thế giới công nghệ 4.0 hiện nay, y tế là ngành dễ gây stress nhất cho người làm nghề. Ngành nha khoa cũng không phải ngoại lệ. Chuyên môn công việc đòi hỏi cao, thời gian làm việc gần như “toàn thời gian” và nỗi sợ bị kiện tụng nha khoa, vv,… luôn khiến cho các nha sĩ, trợ thủ hay bộ phận khác đối mặt với mức độ căng thẳng rất cao. Việc giảm số lượng thăm khám của bệnh nhân trong thời kỳ đại dịch và sự tồn đọng từ lịch hẹn sau thời kỳ đại dịch cũng khiến các bác sĩ đau đầu trong việc quản trị. 

1 Vấn đề sức khỏe tâm lý trong ngành nha khoa

Theo nghiên cứu của Hiệp Hội Nha Sĩ tại Anh, trong 2000 nha sĩ tham gia vào khảo sát, thì có gần 20% thú nhận rằng mình đang đối mặt với vấn đề tâm lý nha khoa như STRESS và KIỆT SỨC và cần được tham vấn về tâm lý. Ở các nước phát triển, việc hỗ trợ để giải quyết vấn đề tâm lý đã trở thành một điều phổ biến từ trước đến nay. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề này chưa nằm trong danh sách “ưu tiên” của ngành nha khoa. Điều đó đã gây ra các hậu quả từ vấn đề tâm lý đó như căng thẳng kéo dài, lo âu, các dấu hiệu của nghiện chất kích thích như rượu bia, vvv

Những nhóm dễ bị căng thẳng trong ngành nha khoa bao gồm nha sĩ, trợ thủ (do yếu tố công việc chuyên môn cao và thời gian kéo dài), các bộ phận chăm sóc khách hàng (do yếu tố làm việc với đa dạng tệp khách hàng),vvv và không thể thiếu những nhóm sinh viên sắp ra trường. Bước ra khỏi cánh cửa trường học y khoa (nơi không trang bị các kiến thức về quản trị nha khoa), các sinh viên bỡ ngỡ trong những ca thực hành đầu tiên tại phòng khám nha khoa hay đối mặt với giờ làm việc kéo dài đến đêm, vvv. 

=>> Đọc thêm: Sinh viên nha khoa mới ra trường cần chuẩn bị kỹ năng gì?

2 Nhận biết dấu hiệu của STRESSKIỆT SỨC

Các dấu hiệu về sức khỏe tâm lý tinh thần nha khoa được biểu hiện dưới dạng của sự thay đổi hành vi hay cảm xúc như tính cách thất thường, lúc vui, lúc buồn, lúc lo sợ, vvv. Các triệu chứng phổ biến nhất của những nha sĩ đang đối mặt với vấn đề căng thẳng đầu óc, trầm cảm, lo lắng hay kiệt sức bao gồm:

  • Sự thay đổi cảm xúc bất thường như buồn bã, cáu kỉnh, hay chỉ trích, thiếu khả năng sắp xếp công việc hay thời gian, vv,…
  • Giảm năng suất làm việc như hay trễ hẹn với bệnh nhân, thường xuyên vắng mặt tại các buổi thăm khám, vv,…
  • Không còn hứng thú với các sở thích cá nhân như thăm người thân, gia đình, tập luyện thể thao, vv,…
  • Có những biểu hiện cực đoan như cảm thấy “kiệt sức” hay “bất lực” hoặc tuyệt vọng.
  • Thường xuyên bị các vấn đề về đau đầu, dạ dày, đau lưng, thay đổi giấc ngủ, ngủ quên hay chứng hay quên.
  • Thay đổi cân nặng hay chế độ ăn uống.
  • Lạm dụng bia rượu hay các chất kích thích khác.

 

3 Biện pháp giải quyết vấn đề STRESS KIỆT SỨC ở nha sĩ

2.1 Nâng cao nhận thức về vấn đề

Tùy vào văn hóa của nước sở tại mà cách tiếp cận nhằm mục đích nâng cao nhận thức về vấn đề sức khỏe tinh thần sẽ khác nhau. Ở các nước phát triển, việc một chủ phòng khám hay nha sĩ (cũng có thể là chủ phòng khám) chia sẻ một cách cởi mở với nhân viên là trợ thủ hay bộ phận marketing và chăm sóc khách hàng các vấn đề mà toàn thể nhân viên đang gặp phải. Việc chia sẻ được sắp xếp đều đặn vào một lịch ở hàng tháng sẽ giúp kết nối toàn thể các thành viên tại phòng khám lại với nhau. 

Tại Việt Nam, việc xây dựng mô hình quản lý Agile trong nha khoa còn chưa phát triển. Nhưng để giải quyết vấn đề cấp bách này, các phòng khám (nhất là các phòng khám có quy mô lớn) có thể tổ chức các khóa học mời chuyên gia về tâm lý đến để nâng cao nhận thức cho nhân viên phòng khám. Với những phòng khám quy mô nhỏ, sự kết nối giữa bác sĩ và nhân viên sẽ dễ dàng hơn bằng các đối thoại hỏi thăm mỗi ngày hay chia sẻ về các chủ đề không liên quan đến công việc trong giờ nghỉ ăn trưa, vv,… 

2.2 Để ý và tự chăm sóc sức khỏe cảm xúc của mình

Dưới đây là một số tips giúp các nha sĩ hay bộ phận nha khoa khác tự chăm sóc sức khỏe tinh thần tâm lý của mình:

  • Hãy chăm sóc cơ thể của mình: Cố gắng tập thể dục thường xuyên (ít nhất 30 phút mỗi ngày), ăn đủ bữa, cân bằng giữa các bữa ăn, CỐ GẮNG ngủ đủ giấc. Hạn chế rượu và tránh các loại đồ uống kích thích. 
  • Kết nối với gia đình và bạn bè trong thời gian rảnh rỗi: Chia sẻ mối quan tâm với gia đình và bạn thân thiết. Kết nối với mọi người bằng các bộ môn yêu thích của mình như tập thể dục, đọc sách, âm nhạc, vvv.
  • Cho phép bản thân có giờ nghỉ phép và nghỉ giải lão để tham gia vào các hoạt động yêu thích. 
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ ở các hội tư vấn về tâm lý ở nước sở tại. 

2.3 Xây dựng đội ngũ team nha khoa năng suất 

Việc xây dựng một đội ngũ team nha khoa hoạt động hiệu quả tại phòng khám là rất cần thiết. Ngoài hỗ trợ việc giao tiếp hiệu quả giữa nha sĩ, trợ thử và các bộ phận khác trong phòng khám, một đội ngũ làm việc năng suất sẽ biết cách phân quyền công việc đúng người và từ đó giảm tải số lượng công việc không đáng có ở mỗi thành viên và lâu dài sẽ giảm ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe tinh thần trong công việc. 

 

Kết luận

Phòng khám nha khoa quy mô lớn sẽ luôn phải đối mặt với vấn đề sức khỏe về tâm lý và tinh thần như Stress và Kiệt sức. Còn với những phòng khám quy mô nhỏ và những phòng khám mới mở, việc đào tạo một đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả là rất cần thiết, ngay từ những bước đầu tiên. Theo Dentalflow, chúng tôi khuyên các bạn, ngoài mỗi quan tâm đến việc thiết kế phòng khám, các pháp lý nha khoa thì hãy để ý đến vấn đề quản trị nhân sự nha khoa. Thế giới công nghệ 4.0 luôn luôn cho ra những giải pháp nha khoa giúp quản trị phòng khám tốt hơn. 

Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0927741985. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan đến quản trị nha khoa và cách giải pháp nhằm quản lý phòng khám một cách hiệu quả nhất!

— — — — — — — — — — — —

Tìm hiểu thêm về Dentalflow chúng tôi tại:

Phần mềm nha khoa DentalFlow – Bởi nha sĩ, vì nha sĩ!

👉 Click đăng kí tài khoản và sử dụng miễn phí ngay hôm nay!

Website: https://dentalflow.vn/

Hotline: 092 774 1985

Facebook: https://www.facebook.com/dentalflowvn

Youtube:  https://www.youtube.com/c/DentalFlow

webinar-benh-an-dien-tu-dentalflow
Đăng ký dùng thử