Trọn bộ thủ tục, điều kiện mở phòng khám nha khoa mới nhất 2022

Trang chủ > Blog > Pháp Lý Nha Khoa > Trọn bộ thủ tục, điều kiện mở phòng khám nha khoa mới nhất 2022

Trọn bộ thủ tục, điều kiện mở phòng khám nha khoa mới nhất 2022

Thủ tục, điều kiện mở phòng khám nha khoa luôn là câu hỏi khiến cho những chủ phòng khám phải đau đầu trước khi mở phòng khám. Liệu rằng, những người chuẩn bị mở phòng khám nha khoa đều đã nắm rõ các thủ tục, điều kiện này không? Việc mở phòng khám nha khoa kinh doanh tưởng chừng như vô cùng đơn giản nhưng nếu không nắm rõ các thủ tục, quy định cần thiết ngay từ ban đầu thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc kinh doanh về sau. Dựa trên kinh nghiệm hợp tác quý giá cùng rất nhiều phòng khám lớn nhỏ trong lĩnh vực nha khoa, DentalFlow sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết và liên quan đến thủ tục mở phòng khám nha khoa trong bài viết này.

1. Các điều kiện mở phòng khám nha khoa mà chủ phòng khám cần đáp ứng

   Nằm trong doanh mục kinh doanh có điều kiện, chủ phòng khám muốn mở phòng khám nha khoa cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau trong quy định pháp luật hiện hành.

điều kiện mở phòng khám nha khoa

Mở phòng khám nha khoa là một quá trình lâu dài

1.1 Về chủ thể mở phòng khám nha khoa

Điều kiện mở phòng khám nha khoa đầu tiên chính là lựa chọn chủ thể phòng khám. Hiện nay, về mặt hình thức, chủ thể có đủ tư cách vận hành hoạt động kinh doanh của phòng khám gồm hai loại: công ty và hộ cá thể. Để lựa chọn chính xác tư cách chủ thể, chủ phòng khám cần phải cân nhắc và đánh giá dựa vào quy mô hoạt động kinh doanh của phòng khám.

  • Với quy mô vừa và nhỏ, không cần mở nhiều chi nhánh và hoạt động trên khắp các tỉnh thành, tư cách hộ cá thể chính là sự lựa chọn hợp lý dành cho bạn. Điều đó, sẽ giúp bạn giảm thiểu được các thủ tục, điều kiện để mở  phòng khám nha khoa, tối ưu được các chi phí, cắt giảm được một số loại thuế và sổ sách.
  • Với quy mô lớn, hoạt động bài bản trên khắp các tỉnh thành, bạn nên đăng ký tư cách chủ thể là công ty. Trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp, bạn sẽ đăng kí vào ngành nghề kinh doanh liên quan đến khám chữa bệnh. Việc đăng ký dưới tư cách chủ thể là công ty, sẽ giúp chủ phòng khám dễ dàng tạo dựng được một thương hiệu uy tín trong lòng khách hàng, dễ dàng mở rộng mạng lưới khách hàng, tạo mối quan hệ, hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ khác. 

1.2 Đáp ứng tiêu chuẩn cơ sở vật chất của phòng khám nha khoa

  • Về địa điểm phòng khám, chủ phòng khám phải đảm bảo được  rằng địa chỉ phòng khám rõ ràng nằm tách biệt với hộ gia đình. Nếu phòng khám được đặt tại nơi mà chủ phòng khám sở hữu, thì phải chứng minh được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Ngược lại, địa điểm phòng khám là thuê thì cần phải chứng minh được hợp đồng thuê với chủ sở hữu đất kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và nhà ở gắn với đất.
  • Về việc sử dụng các thiết bị bức xạ (máy chụp X-quang răng và ghế răng), phòng khám phải đảm bảo tuân theo những quy định về an toàn bức xạ của pháp luật.
  • Về hoạt động cấy ghép răng(implant), chủ thể cần phải minh chứng được khu vực riêng có đủ diện tích và dụng cụ kỹ thuật để thực hiện hoạt động kinh doanh này.
  • Để thực hiện các thủ thuật bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant), diện tích phòng thủ thuật phải đảm bảo được tối thiểu là 10m2.
  • Nếu phòng khám có hơn một ghế răng, diện tích mỗi ghế răng cần đảm bảo tối thiểu 5m2.
  • Việc khử trùng và vệ sinh phải đảm bảo theo quy định của pháp luật. Để khử trùng các vật dụng y tế tái sử dụng, phòng khám cần phải bố trí một khu riêng đầy đủ cơ sở vật chất và thiết bị khử trùng. Tuy nhiên, nếu không có khu vực riêng, các phòng khám cũng có thể ký hợp đồng với bên thứ ba để khử trùng.

1.3 Đáp ứng điều kiện về trang thiết bị y tế

trang thiết bị phòng khám nha khoa

Cần chú trọng đầu tư trang thiết bị trong quá trình mở phòng khám nha khoa

Điều kiện để mở phòng khám nha khoa chính là đáp ứng đầy đủ các điều kiện về trang thiết bị y tế. Vậy điều kiện ấy là gì?

    • Thiết bị, dụng cụ y tế phải có đầy đủ tương ứng với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký
    • Thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu chuyên khoa phải luôn luôn có đủ
    • Phòng khám bắt buộc phải có thùng rác y tế, khu vực xử lý nước thải y tế đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.

1.4 Điều kiện mở phòng khám nha khoa quan trọng nhất: nhân sự phòng khám

  • Hiện nay, vấn đề bác sĩ không bằng cấp hành nghề trong các phòng khám trở thành chủ đề nóng và nhức nhối trong toàn xã hội. Theo quy định của pháp luật, điều kiện để mở phòng khám nha khoa chính là có một người đứng ra chịu trách nhiệm chuyên môn và có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa Răng- Hàm-Mặt.
  • Bác sĩ có chứng chỉ đa khoa muốn mở phòng khám nha khoa thì cần phải có thêm chứng chỉ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt.
  • Thời gian hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn là 36 tháng sau khi cấp chứng chỉ và 54 tháng sau khi tốt nghiệp.
  • Mỗi người chịu trách nhiệm chuyên môn chỉ được đứng tên duy nhất một phòng khám.
  • Mọi thành viên trong phòng khám phải có chứng chỉ chuyên môn và phạm vi hành nghề theo công việc được giao. 

2. Phạm vi hoạt động của phòng khám nha khoa và các nhân sự hành nghề răng hàm mặt 

2.1 Các công việc mà phòng khám nha khoa được thực hiện

Theo quy định nằm tại điểm e khoản 4 Điều 25 Văn bản hợp nhất số 01 VBHN – BYT ngày 26 tháng 2 năm 2016 Thông tư hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phòng khám nha khoa được thực hiện các hoạt động sau: 

  • Khám bệnh, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm mặt;
  • Làm các tiểu phẫu sửa sẹo vết thương nhỏ dài dưới 02 cm ở mặt;
  • Nắn sai khớp hàm;
  • Điều trị laser bề mặt;
  • Chữa các bệnh viêm quanh răng;
  • Chích, rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng;
  • Làm răng, hàm giả;
  • Chỉnh hình răng miệng;
  • Chữa răng và điều trị nội nha;
  • Thực hiện cắm ghép răng (implant) đơn giản với số lượng từ một đến hai răng trong một lần thực hiện thủ thuật (riêng cắm răng cửa của hàm dưới được cắm tối đa 04 răng) nếu bác sỹ trực tiếp thực hiện kỹ thuật có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về cắm ghép răng do trường đại học chuyên ngành y khoa hoặc bệnh viện tuyến tỉnh trở lên cấp. Không ghép xương khối tự thân để cắm răng hoặc người bệnh đang có bệnh lý về nội khoa tiến triển liên quan đến chất lượng cắm răng;
  • Tiểu phẫu thuật răng miệng;
  • Ngoài ra sẽ có các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.

2.2 Phạm vi hoạt động của các nhân sự trong phòng khám răng hàm mặt

Khi tìm hiểu về thủ tục mở phòng khám răng, các chủ phòng cần thiết phải tìm hiểu phạm vi hoạt động của các nhân sự trong phòng răng hàm mặt. Bác sĩ Răng hàm mặt tổng quát, Kỹ thuật viên phục hình răng, Cử nhân phục hình răng, Điều dưỡng Răng hàm mặt, Y sĩ RTE mỗi người bên cạnh việc có đủ chứng chỉ chuyên môn thì còn cần phải thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công. Do thực hiện không đúng phạm vi công việc của từng vị trí mà nhiều phòng khám nha khoa đã bị xử phạt hành chính. Vậy phạm vi hoạt động cụ thể của từng vị trí là gì? 

  • Bác sĩ răng hàm mặt: được thực hiện cấy ghép nha khoa (implant); phẫu thuật nha chu (27 kỹ thuật); điều trị răng; phục hình răng (57 kỹ thuật); chỉnh hình răng mặt (54 kỹ thuật); phẫu thuật trong miệng; răng trẻ em; phẫu thuật  hàm mặt. 

thủ tục mở phòng khám, phạm vi Bác sĩ răng hàm mặt

Lấy bản PDF tại link

 

  • Điều dưỡng Răng Hàm Mặt, Y sĩ RTE được thực hiện các hoạt động: 

thủ tục mở phòng khám, phạm vi điều dưỡng răng hàm mặt

Lấy Bản PDF tại link

 

  • Kỹ thuật viên và cử nhân kỹ thuật phục hình răng sẽ được thực hiện các hoạt động sau: 

thủ tục mở phòng khám, phạm vi kỹ thuật viên
Lấy bản PDF tại link

 

2.3 Hồ sơ cần chuẩn bị để mở phòng khám nha khoa

hồ sơ mở phòng khám nha khoa

Các giấy tờ cần thiết cho quá trình mở phòng khám nha khoa

Giấy tờ mở phòng khám răng đã được quy định cụ thể tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cụ thể theo đó, các chủ thể phải chuẩn bị những giấy tờ sau: 

  • 02 Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động với cơ sở khám chữa bệnh Răng – Hàm – Mặt theo mẫu có sẵn tại PHỤ LỤC 13 Ban hành kèm theo Thông tư số 41 /2015/TT – BYT Ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 
  • 02 bản sao giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, hộ kinh doanh
  • 02 bản sao Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và những người phụ trách chuyên môn.
  • 02 Danh sách đăng kí những người hành nghề có ký, đóng dấu của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
  • 02 Quyết định bổ nhiệm những người hoạt động trong phòng khám có ký, đóng dấu doanh nghiệp, hộ kinh doanh. 
  • 02 bản sao Hợp đồng lao động của những người hành nghề.
  • 02 bản sao Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • 02 Bảng kê khai tài sản, thiết bị có chữ ký, đóng dấu doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
  • 02 Phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh có chữ ký, đóng dấu doanh nghiệp, hộ kinh doanh. 
  • 02 Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có chữ Ký, đóng dấu doanh nghiệp, hộ kinh doanh. 

Trên thực tế, chủ thể đăng ký còn phải nộp thêm kèm với các giấy tờ sau: 

  • HĐ thu gom rác thải rắn;
  • Với chủ thể chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật mà chứng chỉ được Sở y tế của tỉnh khác cấp thì còn phải có: Bảng chấm công thực hành; Hóa đơn đóng tiền thực hành; Quyết định phân công người hướng dẫn thực hành, tùy từng trường hợp mà Sở Y tế sẽ yêu cầu cung cấp thêm thông tin của người hướng dẫn thực hành như: tên, số điện thoại để chuyên viên liên hệ xác định thông tin;…

2.4 Các thủ tục mở phòng khám nha khoa

Khi đã đáp ứng đủ về điều kiện mở phòng khám răng và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ mở phòng khám răng như những thông tin kể trên thì chủ thể cần tiến hành các bước sau: 

Bước 1: Nộp hồ sơ lại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Chủ thể cần lưu ý việc nộp hồ sơ phải tìm tới cơ quan của Sở Y tế nơi đăng ký địa điểm phòng khám. Ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, cơ quan Sở Y tế đã có bộ phận 1 cửa, các chủ thể có thể tìm tới đây để nộp. Tuy nhiên nhiều tỉnh, thành chưa có bộ phận 1 cửa thì phải tìm tới Trung tâm hành chính công để nộp hồ sơ. 

Bước 2: Xét duyệt hồ sơ. Chuyên viên đến cơ sở phòng khám để kiểm tra thực tế.

giấy tờ phòng khám nha khoa

Cần đảm bảo hồ sơ mở phòng khám nha khoa đầy đủ và chính xác

  • Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra bộ hồ sơ của bạn đã đầy đủ chưa, giấy giờ có hợp pháp không. Nếu đã đáp ứng được các yêu cầu đó, bộ phận tiếp nhận sẽ gửi lại bạn Giấy xác nhận đã nhận hồ sơ và Giấy hẹn trả lại kết quả;
  • Nhưng nếu khi bộ phận tiếp nhận xem xét thấy hồ sơ của bạn chưa đạt đúng theo yêu cầu của pháp luật thì họ sẽ gửi lại cho bạn Thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Theo đó bạn sẽ có khoảng 1-2 tháng, chậm nhất là 3 tháng để hoàn thiện. Nếu vượt quá thời gian này, hồ sơ của bạn sẽ bị trả lại, bạn cũng sẽ bị mất một khoản lệ phí. Sau này, khi muốn nộp lại hồ sơ mới, bạn phải tiếp tục đóng lệ phí lần mới. Nếu trong thời gian quy định bạn đã hoàn thành sửa đổi được hồ sơ thì chuyên viên tiếp nhận sẽ lại gửi bạn Giấy xác nhận đã nhận hồ sơ và giấy hẹn theo lịch.
  • Sở Y tế sẽ tiến hành một đoàn thanh tra về cơ sở vật chất thực tế của phòng khám mà bạn đăng kí, kết quả của buổi thanh tra đó bạn sẽ nhận được Biên bản thẩm định hồ sơ và Biên bản thẩm định cơ sở vật chất. 

Bước 3: Nhận kết quả theo lịch hẹn

Thời gian sau 45 ngày làm việc kể từ khi bạn hoàn thành được hồ sơ hợp lệ thì Sở Y tế sẽ ra kết quả Giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa cho bạn. 

  • Thông tin mã ngành về phòng khám nha khoa

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, mã ngành hoạt động kinh doanh phòng khám nha khoa là 86202, cụ thể, lĩnh vực hoạt động này là: 

+ Kinh doanh nha khoa trong trạng thái chung hay đặc biệt như là: nha khoa dành cho trẻ em, khoa răng, khoa nghiên cứu về những bệnh răng miệng.

+ Việc hoạt động kinh doanh đối với những phòng khám nha khoa.

+ Các hoạt động về chăm sóc răng miệng, tư vấn.

+ Các hoạt động về việc phẫu thuật trong nha khoa.

+ Hoạt động đối với việc chỉnh lại răng. Ngoại trừ việc sản xuất hàm răng giả, răng giả và những thiết bị của phòng nha khoa dùng để lắp răng giả.

3. Các khoản chi cơ bản trong phòng khám nha khoa

Chi phí mở một phòng khám nha bao gồm rất nhiều loại chi phí, từ chi phí đầu tư cố định ban đầu cho tới vô vàn khoản chi phí vận hành hàng ngày khác. Một số khoản chi phí mà chủ phòng khám sắp mở cần lưu ý như sau:

  1. Chi phí tiền lương: Tùy thuộc vào vị trí chuyên môn và số năm kinh nghiệm mà chủ phòng khám cần lên một mức lương trung bình cho từng bộ phận
  2. Chi phí vật tư trang thiết bị: Chi phí trang thiết bị gồm chi phí mua các loại máy móc, thiết bị nha khoa cố định ban đầu và chi phí sử dụng các vật liệu nha khoa
  3. Chi phí mặt bằng: Dù là mua hay thuê thì phòng khám cũng cần đáp ứng đủ các điều kiện về địa điểm để cơ sở vật chất,  từ đó có thể thấy việc thuê chi phí mặt bằng cần dựa vào vấn đề về địa điểm, quy mô của phòng khám
  4. Chi phí Marketing: Marketing là bộ phận không thể thiếu của một nha khoa mới mở. Nếu là nha khoa nhỏ thì có thể bác sĩ hoặc lễ tân sẽ kiêm luôn việc làm Marketing. Nếu là nha khoa lớn thì sẽ có bộ phận Marketing riêng. Dù là như thế nào thì việc thiết lập một chi phí marketing ngay từ đầu bao gồm việc làm website, việc chạy các kênh mạng xã hội để phủ sóng thương hiệu nha khoa của mình là điều cần thiết.

=>> Đọc thêm: Chi phí mở phòng khám nha khoa 2022?

 

Kết Luận

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Dentaflow về những thông tin xoay quanh chủ đề thủ tục mở phòng khám răng, giấy tờ mở phòng khám răng. Hi vọng những thông tin tư vấn kể trên sẽ giúp ích cho những chủ thể đang muốn thành lập phòng khám nha khoa, cũng như các chủ thể đang tiến hành hoạt động này. 

>Xem thêm: Lưu ý cơ bản khi thiết kế phòng khám nha khoa

— — — — — — — — — — — —

Tìm hiểu thêm về Dentalflow chúng tôi tại:

Phần mềm nha khoa DentalFlow – Bởi nha sĩ, vì nha sĩ!

👉 Click đăng kí tài khoản và sử dụng miễn phí ngay hôm nay!

Website: https://dentalflow.vn/

Hotline: 092 774 1985

Facebook: https://www.facebook.com/dentalflowvn

Youtube:  https://www.youtube.com/c/DentalFlow