Như chúng ta đều biết, các cá nhân để được tiến hành hoạt động khám chữa bệnh đều cần phải có Chứng chỉ hành nghề. Điều đó như một sự bảo chứng cho trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ và cả đạo đức nghề nghiệp mà mỗi người hành nghề Y phải có. Chúng ta hoạt động hết lòng vì trách nhiệm đối với khách hàng nhưng trên thực tế, không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Việc vấp phải các sơ xuất rồi dẫn các bác sĩ vướng phải kiện tụng nha khoa không phải là vấn đề hiếm trong ngành.
Bài viết dưới đây sẽ dành riêng cho các nha sĩ, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng về các trường hợp sơ xuất trong quá trình hành nghề có thể gặp phải, như một lời khuyên có thể tham khảo cho các y bác sĩ để tránh tối đa những rủi ro pháp lý trong nghề nghiệp. Đồng thời, các chủ phòng khám cũng có thể thêm vào như một kiến thức trong kinh nghiệm quản lý phòng khám của mình để đề phòng những rắc rối đáng tiếc có thể xảy ra.
1. Sơ xuất nha khoa là gì?
Sơ xuất nha khoa là một thuật ngữ pháp lý được quy định theo quy định của pháp luật nhà nước. Khi đã mang vụ việc ra tòa án thì không phải bất kì sơ xuất nào cũng bị truy cứu trách nhiệm, một số tình huống khi đối chiếu theo quy định của pháp luật thì chưa đến mức nghiêm trọng để Tòa án và luật pháp phải can thiệp.
Các sơ xuất nha khoa thường gây kiện tụng nha khoa có thể kể đến như việc phương pháp điều trị của bác sĩ có sự sai sót ngay ở kiến thức cơ bản trong chăm sóc sức khỏe nha khoa. Ví dụ, trước khi bác sĩ kê đơn thuốc cho bệnh nhân lại chưa xem xét kỹ lưỡng một số trường hợp bất lợi có thể xảy ra như bệnh nhân có bị dị ứng với loại thuốc nào mà bác sĩ đang kê đơn không, hay bệnh nhân có đang dùng thuốc nào có thể dẫn tới phản ứng bất lợi với loại thuốc và bác sĩ sắp kê hay không. Hoặc trường hợp bệnh nhân có cao huyết áp hay có thể dị ứng với thuốc gây mê hay không. Trong khi đó việc kiểm tra, bảo đảm không xảy ra các trường hợp nguy hiểm đó thuộc phạm trù trách nhiệm chuyên môn của bác sĩ nhưng bác sĩ lại không làm. Từ đó gây ra hậu quả xấu tới sức khỏe của bệnh nhân. Trường hợp này có thể kết luận đây là một sơ xuất nha khoa và có thể bác sĩ sẽ phải chịu trách nhiệm trước Tòa án về sự cẩu thả của mình.
Hoặc một ví dụ điển hình về sơ xuất nha khoa khác mà trường hợp này lại cực kì quan trọng và các bác sĩ cần ghi nhớ: kiểm tra tình trạng của bệnh nhân trước khi phẫu thuật xem điều kiện sức khỏe có đảm bảo để tiến hành giải phẫu hay không. Ví dụ như bệnh nhân bị đau tim nhưng bác sĩ lại không thăm khám hoặc thăm khám không kĩ lưỡng dẫn tới việc vẫn tiến hành phẫu thuật và từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân.
Với lĩnh vực chăm sóc nha khoa, những sơ xuất trong ngành dễ gây kiện tụng nha khoa dễ xảy ra với nguyên nhân bắt nguồn từ sự cẩu thả, đôi khi là do một phán đoán thiếu chính xác của bác sĩ nha khoa. Trên thế giới cũng có rất nhiều các vụ kiện điển hình liên quan đến việc cẩu thả trong nha khoa mà chúng ta có thể tham khảo để làm bài học. Đó là trường hợp sơ xuất nha khoa ở Colorado năm 2017. Có một bệnh nhân nữ tới Trung tâm Y tế Denver Health để thăm khám răng. Trước đó cô bị viêm nội tâm mạc, một tình trạng nhiễm trùng niêm mạc van tim. Để tiến hành chữa răng cho cô, các bác sĩ tại đó đã cho cô dùng thuốc kháng sinh để mong giải quyết được vấn đề nhiễm trùng mà trong quá khứ cô đã gặp phải. Tuy nhiên sau khi được cho dùng kháng sinh thì thuốc lại gây ra tác dụng phụ rất nghiêm trọng, khiến cô bị tổn thương tai vĩnh viễn gây chóng mặt vĩnh viễn. Những công việc thường ngày như đọc sách, lái xe hay đi lại cũng khó khăn. Vụ việc này đã được đưa ra Tòa án giải quyết và phía Trung tâm y tế cùng bác sĩ phụ trách phải bồi thường tổng thiệt hại là 2,2 triệu đô la.
2. Sơ xuất nha khoa dưới góc nhìn của bệnh nhân
Về phía bệnh nhân, nếu họ có gặp bất kì hậu quả nào mà họ cảm thấy bản thân mình bị xâm phạm, ảnh hưởng tới sức khỏe, quyền lợi mà nguyên nhân là từ phía bác sĩ, phòng khám nha khoa, họ có thể tìm tới gặp luật sư để trình bày vụ việc. Nếu như phía luật sư của họ chứng minh được hậu quả đó là do sai sót của bác sĩ thì có thể đưa đơn kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.
Tuy nhiên một số trường hợp nếu như có thể giải quyết theo hướng tự thỏa thuận giữa hai bên là bác sĩ và bệnh nhân thì cũng nên ưu tiên cho hai bên tự thương lượng và giải quyết, không nên vì một sơ xuất nhỏ mà kiện tụng nha khoa tại Tòa án sẽ rất mất thời gian, công sức mà đôi khi không có được kết quả như mình mong muốn.
3. Những trường hợp sơ xuất phổ biến dễ xảy ra kiện tụng nha khoa
Theo thống kê, cứ 7 vụ kiện tụng thì lại có 1 vụ kiện liên quan tới nha khoa, vì vậy nên việc cẩn trọng trong chăm sóc nha khoa là điều vô cùng cần thiết với các y bác sĩ. Vậy các trường hợp sơ xuất nha khoa phổ biến là những trường hợp nào? Dưới đây là một vài thống kê của DentaFlow về các trường hợp sơ xuất nha khoa dễ xảy ra kiện tụng:
3.1 Các vấn đề gặp phải sau điều trị
Sau khi điều trị nha khoa, một số khách hàng trong trường hợp sơ xuất nha khoa dễ gặp phải những biến chứng. Các biến chứng phổ biến như nhiễm trùng, đứt dây thần kinh và thủng xoang là những vấn đề nha khoa phổ biến nhất bị khởi kiện.
Nhiễm trùng do nhổ răng có thể khiến bệnh nhân phải nhập viện. Nếu nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật răng miệng không lường trước được trường hợp này, không có sự dự phòng, cung cấp các loại thuốc thích hợp để phục hồi họ có thể rất dễ bị kiện tụng, dễ nhận về trách nhiệm chi trả chi phí nằm viện cho bệnh nhân. Trường hợp xấu nhất của nhiễm trùng sau khi điều trị nha khoa có thể xảy ra là bệnh nhân tử vong, đây cũng là trường hợp gặp phải của rất nhiều vụ kiện tụng nha khoa. Các bác sĩ cần phải đặc biệt lưu ý trường hợp này.
Trong một số trường hợp khác bị đứt dây thần kinh. Tổn thương này được xem là tổn thương vĩnh viễn. Các nha sĩ trong trường hợp này bị quy trách nhiệm ở việc đã không theo dõi sau khi làm thủ thuật xong.
Ngoài đứt dây thần kinh hay nhiễm trùng, khách hàng còn có thể bị thủng xoang. Nếu các nha sĩ đã không thể chẩn đoán kịp thời hay kết luận phù hợp để đưa bệnh nhân đến phòng khám chuyên môn để điều trị thì việc bị quy trách nhiệm là cũng không thể tránh khỏi.
3.2 Các thủ thuật nội nha
Các thủ thuật nội nha cần được bác sĩ thực hiện rất cẩn trọng, bởi các trường hợp trên thực tế bệnh nhân đã gặp một số biến chứng sau khi điều trị nội nha và nha sĩ đã vướng phải khá nhiều vụ kiện trong trường hợp này. Một số hậu quả gặp phải khi điều trị nội nha chưa cẩn trọng có thể bị kiện như: các dụng cụ còn sót lại trong ống tủy; thủng dây thần kinh và xoang; nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng. Một số trường hợp nặng có thể dẫn tới áp xe não thậm chí tử vong.
3.3 Điều trị răng thẩm mỹ
Điều trị răng thẩm mỹ là một trong số hình thức nha khoa “hot” hiện nay được rất nhiều khách hàng tìm kiếm bởi kết quả cho hàm răng đẹp, không quá đau đớn mà hiệu quả lâu dài. Đây cũng là một trong các loại dịch vụ rất được các phòng khám đẩy mạnh làm thương hiệu… Tuy nhiên dịch vụ này lại có thể xảy ra một số sơ xuất nha khoa đẩy các nha sĩ có thể vướng phải vòng lao lý.
Một số biến chứng có thể gặp phải khi điều trị răng thẩm mỹ là biến chứng của mão và cầu răng hầu hết có thể kể đến như dịch vụ điều trị hở lợi, phục hình răng nhô ra ngoài hoặc khớp cắn kém. Với những biến chứng liên quan tới mão và cầu răng đều cần phải phục hình hoàn toàn cả khuôn miệng. Các bác sĩ cần phải chuẩn bị cả một kế hoạch phía sau để ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra này.
3.4 Biến chứng của implant
Các vụ kiện xoay quanh implant phải kể đến như việc bị mất implant. Với sơ xuất này, việc điều trị sau khi bị mất implant là rất khó để thực thi vì thế các nha sĩ cũng khó tránh khỏi việc phải chịu trách nhiệm trước bệnh nhân. Đa số là sẽ phải bồi thường thiệt hại.
Hoặc cũng có trường hợp sơ xuất khác liên quan đến implant là bị nhiễm trùng. Bác sĩ nếu đã không thăm khám kỹ lưỡng và phát hiện bệnh nhân cơ địa dễ nhiễm trùng thì cũng có thể khiến cho tình trạng bệnh nhân trở nặng.
3.5 Không chẩn đoán bệnh nha chu
Bệnh nha chu được hiểu đơn giản là một dạng nhiễm trùng, chúng xâm nhập vào răng, tủy và các mô ở miệng, ăn mòn và làm hỏng xương chân răng, theo đó răng sẽ rụng dần, các mô lợi bị phá hủy. Nặng nhất bệnh nha chu có thể dẫn tới ăn mòn cơ thể cho đến khi người bệnh không thể chịu đựng được nữa và ra đi.
Một số hệ lụy khác của bệnh nha chu có thể khiến đau tim, đột quỵ hay một số vấn đề tim mạch.
Với các nha sĩ, khi thăm khám cho bệnh nhân, họ phải phát hiện ra nguy cơ của bệnh này đối với bệnh nhân. Việc thăm khám sơ sài có thể dẫn tới việc không phát hiện ra bệnh nha chu, không bảo vệ được bệnh nhân cũng như không kiểm soát được tình trạng gây ra. Thông thường, nguyên nhân chủ yếu thường gặp trong các vụ kiện liên quan đến nha chu đó chính là không chụp X-quang định kì do đó không phát hiện ra được bệnh.
3.6 Biến chứng gây mê
Biến chứng gây mê là một trong những trường hợp gây ra mức độ tử vong cao nhất. Thông thường khi phải điều trị nhổ răng thì bác sĩ sẽ phải tiến hành gây mê. Nhưng thuốc mê lại là một loại có phản ứng phụ khá mạnh. Bác sĩ cần phải chắc chắn được việc bệnh nhân đó có sử dụng được thuốc gây mê hay không. Việc đó rất quan trọng, chúng ta cũng đã biết trong Y khoa, có riêng một khoa phụ trách gây mê, có những bác sĩ chỉ chuyên làm nhiệm vụ gây mê. Vậy mới hiểu được việc gây mê có mức độ quan trọng và tầm ảnh hưởng lớn thế nào đến sức khỏe của bệnh nhân.
Đã có không ít các trường hợp trẻ em hoặc người lớn chết do biến chứng của thuốc gây mê. Bệnh nhân có thể chết khi họ tăng thân nhiệt không kiểm soát khi gây mê.
Bác bác sĩ cần phải theo dõi tình trạng của bệnh nhân gây mê và điều trị ngay lập tức. Nhưng đáng tiếc trên thực tế lại có nhiều trường hợp chưa kiểm tra trước khi gây mê hay không xử lý kịp thời dẫn tới tình trạng đáng tiếc.
3.7 Phản ứng có hại của thuốc
Phản ứng với thuốc là kết quả của việc cẩu thả của người kê đơn. Bác sĩ đã không kiểm tra tiền sử bệnh hoặc lưu hồ sơ ẩu nên kê ra loại thuốc có thể có tác động tiêu cực đến với bệnh nhân.
Nếu dùng hai loại thuốc theo khuyến nghị không nên dùng cùng lúc sẽ gây ra phản ứng trong cơ thể. Nhẹ thì có thể chóng mặt, nôn,… nhưng nặng thì có thể dẫn tới tử vọng. Hoặc nhiều trường hợp cơ thể bệnh nhân chống chỉ định với một số loại thuốc nhất định, nhưng bác sĩ đã không thăm khám cho bệnh nhân mà lại kê đơn cho bệnh nhân uống, kết quả cũng là sức khỏe bệnh nhân bị ảnh hưởng.
4. Hậu quả của những trường hợp sơ xuất nha khoa
Không ai mong muốn sơ xuất nha khoa xảy ra cả, dù cho là bác sĩ hay bệnh nhân bởi khi nó xảy ra thì cả hai bên đều gặp phải những ảnh hưởng nặng nề. Bác sĩ thì bị ảnh hưởng tới danh tiếng, phòng khám vì thế mà cũng khó hoạt động đón khách, còn bệnh nhân thì bị ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe, tâm lý…
Như đã trình bày bên trên, mặc dù hậu quả rất nặng nề nhưng trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp sơ xuất xảy ra do sự thờ ơ cẩu thả của người chữa bệnh. Đây là một thực tế mà chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận để tránh mắc phải những sai lầm không đáng có, để rồi hủy hoại cả cuộc đời còn lại.
Với bất kì ai hành nghề nha khoa, không nên và cũng không bao giờ được chủ quan khi nghĩ rằng việc thương tật vĩnh viễn, tử vong hay các biến chứng nặng sẽ không xảy ra với ngành nha khoa mà dễ xảy ra với các ngành khác hơn. Kết quả thống kê đã cho thấy, trường hợp đó là hoàn toàn có thể xảy ra. Và nếu như bệnh nhân rơi vào 1 trong 7 trường hợp kể trên thì khả năng cao họ sẽ thắng kiện và nha sĩ sẽ phải chịu trách nhiệm.
Do đó, các bác sĩ cần phải đặc biệt lưu tâm các trường hợp này để tránh được những thiệt hại không đáng có.
Vậy làm thế nào để phòng khám của bạn tránh những vụ kiện tụng nha khoa nhiều nhất có thể?
4.1 Luôn trao đổi rõ ràng với bệnh nhân của bạn, đặc biệt là những thông tin có liên quan đến việc điều trị và dùng thuốc.
Việc trao đổi thông tin là vô cùng cần thiết với bác sĩ và bệnh nhân. Bác sĩ nên trao đổi thông tin với bệnh nhân càng nhiều càng tốt. Bạn cần phải chắc chắn rằng bệnh nhân của mình đã hiểu được phương pháp điều trị của bạn, loại thuốc họ cần uống là gì, có tác dụng phụ gì không, những đau đớn họ có thể gặp phải sau khi điều trị nha khoa là gì…
Hỏi bệnh nhân về hỏi về tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng và các thông tin thích hợp khác có thể ảnh hưởng tới phương pháp điều trị mà bạn định lên cho bệnh nhân hoặc đơn thuốc bạn định kê.
Đặc biệt với vấn đề uống thuốc, bệnh nhân có thể dễ dàng bị nhầm lẫn về các chi tiết như liều lượng uống và thời gian uống trong ngày. Hãy đảm bảo bệnh nhân ghi nhớ rõ điều đó bằng cách gửi các tin nhắn nhắc lịch tự động qua Zalo ZNS, SMS Brandname…
>> Xem thêm: Cách dùng Zalo ZNS cho phòng khám nha khoa
4.2 Hãy trung thực và tham khảo ý kiến chuyên môn nếu cần thiết.
Mỗi một bác sĩ cũng chỉ giỏi một lĩnh vực nhất định, ngay cả cùng là bác sĩ nha khoa thì có người giỏi kĩ năng này, người giỏi kĩ năng kia, không ai là biết hết tất cả. Đó là một điều rất bình thường. Nếu trường hợp bệnh nhân nào đến thăm khám bạn mà bạn thấy mình không thể điều trị trường hợp này, bạn không tự tin với kiến thức ở mảng này… thì bạn hãy cứ giới thiệu bệnh nhân tới gặp bác sĩ khác, phòng khám khác… Họ sẽ rất biết ơn bạn.
Thay vì việc bạn cứ cố gắng chữa trị với lĩnh vực mà bạn không biết thì chỉ gây ra những hậu quả đáng tiếc mà thôi.
4.3 Lưu thông tin hồ sơ ở mức chi tiết nhất
Hãy đảm bảo ghi chú lại mọi thứ diễn ra trong quá trình thăm khám của bệnh nhân và ghi chú nó vào hồ sơ bệnh án một cách chi tiết nhất từ những ý kiến chia sẻ của bệnh nhân, chẩn đoán của bác sĩ, tất cả các cuộc kiểm tra, thăm khám, xét nghiệm đã thực hiện, phương pháp điều trị được đưa ra hay thuốc đã kê cho bệnh nhân là gì. Tốt hơn hết vẫn là một hồ sơ chứa nhiều thông tin nhất có thể. Để đảm bảo yêu cầu thông tin hãy chọn những phần mềm chuyên môn nha khoa để bạn có thể thoải mái lưu mọi thông tin liên quan tới bệnh nhân.
4.4 Không bao giờ xóa bất kỳ lỗi nào trong hồ sơ bệnh án.
Nếu bạn viết sai thông tin trong bệnh án chỉ cần gạch bỏ, và note lại rằng đó là bạn viết sai. Không nên tẩy xóa bởi nếu có dấu vết tẩy xóa sẽ dẫn đến sự đáng ngờ. Nhớ rằng, hồ sơ bệnh án có thể là bằng chứng bảo vệ bạn trước tòa, và việc tẩy xóa sẽ khiến dữ liệu mất đi phần uy tín.
4.5 Theo dõi các cuộc hẹn đã bỏ lỡ.
Cho dù là bệnh nhân vô tình quên hay hủy lịch hẹn thì bạn cũng nên thiết lập quy trình thăm khám chuẩn với những trường hợp này. Cần phải hẹn lại hoặc xác nhận chính xác đã hủy lịch hoàn toàn vì việc không thăm khám kịp thời có thể dẫn tới việc bác sĩ sẽ không can thiệp kịp tình trạng bệnh nhân khi xấu đi. Nếu như bạn đã hẹn nhiều lần mà bệnh nhân không tới thì đó sẽ không còn thuộc trách nhiệm bác sĩ nữa và khi có hậu quả nặng nề xảy ra thì họ cũng không thể đổ lỗi cho bạn.
4.6 Trao đổi kỹ lưỡng với bệnh nhân của bạn hết sức có thể
Nếu bạn thấy bệnh nhân của bạn có những thắc mắc hoặc chưa hiểu vấn đề gì, hãy đặt những câu hỏi để thăm dò bệnh nhân xem họ đã nắm chắc được thông tin mà bạn vừa cung cấp hay chưa. Không phải bệnh nhân nào cũng giống nhau, có người sẽ hỏi rất nhiều câu hỏi nhưng một số thì sẽ quá nhút nhát.
4.7 Thêm các consent form và biểu mẫu để khách hàng kí đồng ý, làm bằng chứng pháp lý
Trước khi điều trị bất kì dịch vụ nào, sau khi tư vấn cho bệnh nhân hiểu và bệnh nhân đã đồng ý với phương pháp điều trị của bạn thì bạn hãy đưa cho bệnh nhân một consent form hoặc biểu mẫu ghi rõ việc bệnh nhân đã đồng ý với sự điều trị của bạn. Việc họ điều trị tại chỗ của bạn là hoàn toàn tự nguyện. Việc này có ý nghĩa rất quan trọng trong trường hợp nếu xảy ra tranh chấp. Trên phần mềm nha khoa hiện đại, consent form mẫu được cung cấp miễn phí dựa trên tư vấn của các nha sĩ hàng đầu, bạn nên in ra và để khách hàng ký. Đây sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
4.8 Hãy sử dụng bảo hiểm trách nhiệm nha sĩ để loại trừ rủi ro.
Tại Việt Nam, đã có quy định của pháp luật liên quan tới bảo hiểm trách nhiệm nha sĩ. Cụ thể Nghị định Số: 102/2011/NĐ-CP đã quy định về các hoạt động bảo hiểm trách nhiệm trong khám chữa bệnh. Hiện nay có thể dễ dàng tìm tới các gói bảo hiểm có mức chi trả rất lớn cho các bác sĩ có thể lên tới 5 tỷ đồng. Từ đó, đây cũng có thể là một kênh để bảo vệ quyền lợi cho các bác sĩ khi trường hợp rủi ro xảy ra.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của DentaFlow liên quan đến vấn đề về sơ xuất nha khoa. Hi vọng sẽ là một bài viết cung cấp được thông tin bổ ích cho các bác sĩ trong quá trình làm nghề và các chủ phòng khám tích lũy thêm vào kinh nghiệm quản lý phòng khám của mình.
>> Xem thêm: Trọn bộ quy định điều kiện, thủ tục mở phòng khám nha
5. Kết luận
Mọi ngành nghề đều có những rủi ro, sơ suất nhất định, tuy nhiên nếu chúng ta biết trước những rủi ro đó là gì thì việc phòng tránh sẽ trở nên hiệu quả hơn. Trong ngành nha khoa, đôi khi các bác sĩ cũng phải đau đầu vì những sơ suất nhất định. DentalFlow là giải pháp nha khoa toàn diện sẽ hỗ trợ phòng khám nha khoa giải quyết các bài toán hóc búa về vấn đề quản lý phòng khám, chăm sóc khách hàng.
— — — — — — — — — — — —
Tìm hiểu thêm về Dentalflow chúng tôi tại:
Phần mềm nha khoa DentalFlow – Bởi nha sĩ, vì nha sĩ!
👉 Click đăng kí tài khoản và sử dụng miễn phí ngay hôm nay!
Website: https://dentalflow.vn/
Hotline: 092 774 1985
Facebook: https://www.facebook.com/dentalflowvn
Youtube: https://www.youtube.com/c/DentalFlow