Bí kíp quản lý nhân sự phòng khám nha khoa 2022

Trang chủ > Blog > Quản Trị Nha Khoa > Bí kíp quản lý nhân sự phòng khám nha khoa 2022

Bí kíp quản lý nhân sự phòng khám nha khoa 2022

Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới hoạt động thành bại của phòng khám là nhân sự nha khoa. Việc nhân sự có hoạt động tốt hay không phụ thuộc nhiều vào chất lượng nhân sự và quan trọng hơn nữa là cách quản lý của chủ phòng khám. Từ xưa đến nay chúng ta vẫn biết, dùng người là một nghệ thuật trong rất nhiều nghệ thuật mà một nhà lãnh đạo phải có. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một số lời khuyên để làm sao dùng người một cách hiệu quả nhất. 

quản lý nhân sự nha khoa

 

1 Các kỹ năng mà chủ phòng khám nhất định phải biết để quản lý nhân sự hiệu quả

1.1 Tìm kiếm nhân sự tài năng 

Mọi nhà quản lý đều biết, hoạt động của phòng khám sẽ không thể nào hiệu quả nếu như thiếu đi những nhân tài. Vậy bạn đã biết làm cách nào để chiêu mộ những nhân tài về phòng khám của mình làm việc chưa? 

  • Ngày nay có rất nhiều trang mạng xã hội, diễn đàn, kênh thông tin online giúp cho các chủ phòng khám kết nối được với nhiều hơn các nhân sự tiềm năng. Một số trang mạng xã hội cho các chủ phòng khám tham khảo như Zalo, Youtube, Facebook, Instagram, LinkedIn,… Bạn cũng có thể tìm tới các nhóm, chuyên trang về tuyển dụng và đăng bài tìm kiếm ở đó. Bạn sẽ thu về một nguồn data khá lớn cho việc tuyển dụng, phỏng vấn. Ngoài ra, nếu phòng khám của bạn đã có sẵn các nguồn data nhân sự, bạn có thể yêu cầu phòng tuyển dụng gửi mail cho từng cá nhân nhân sự. Tuy nhiên, một trong những nhược điểm của việc tận dụng các bên thứ ba này là bạn sẽ phải trả một chi phí nhất định cho công tác đăng bài, tuyển dụng. Trừ trường hợp bạn có sẵn data và sử dụng phương pháp gửi mail.
  • Ngoài cách kể trên, bạn cũng không nên bỏ qua các mối quan hệ mà bạn đang có. Việc tuyển dụng nhân sự qua mối quan hệ quen biết, giới thiệu rất hữu ích bởi đảm bảo được chất lượng nhân sự, uy tín mà không tốn quá nhiều thời gian, tiền bạc. 
  • Một trong những kênh tuyển dụng cũng có số lượng data khá cao đó là các trường đại học, cao đẳng ngành Y tế. Nếu như quan hệ của bạn đủ rộng, thương hiệu của bạn đủ lớn thì bạn có thể liên kết với các trường học này để lấy nguồn nhân sự tốt. 
  • Một trong những cách tuyển dụng thụ động ( để nhân viên tự tìm đến mình), đó là xây dựng được thương hiệu phòng khám uy tín. Các nhân sự tất nhiên ai cũng muốn làm việc với một thương hiệu chất lượng, và các nhân sự giỏi thì càng mong muốn tìm được môi trường làm việc tốt. Vì thế khi bạn tập trung xây dựng thương hiệu phòng khám là một thương hiệu uy tín trên thị trường thì bạn sẽ nhận được một lượng thu hút khá lớn. Các nhân sự sẽ chủ động nộp hồ sơ xin việc vào phòng khám của bạn mà bạn không cần phải mất công tìm kiếm. Đây cũng là một trong các lợi thế của các tập đoàn lớn hiện nay khi đi tìm kiếm chất xám. 

 

1.2 Quan sát, đánh giá nhân sự 

Kĩ năng quan sát và đánh giá nhân sự là một kĩ năng vô cùng cần thiết và quan trọng đối với một chủ phòng khám. Chỉ qua một buổi phỏng vấn bạn sẽ không thể nào biết chắc chắn về năng lực, thái độ làm việc của nhân sự đó vì vậy sau khi tuyển dụng được nhân sự người lãnh đạo còn cần phải có đôi mắt quan sát thật sự tinh tường. 

Việc quan sát nhân sự giúp cho người lãnh đạo có được cái nhìn đúng đắn về năng lực và đặc biệt là thái độ của nhân sự trong công việc. Nhân sự đó có làm việc hiệu quả hay không? Có đạt được sự kỳ vọng của bạn trong buổi phỏng vấn hay không? Đặc biệt là nhân sự đó có sẵn sàng gắn bó và làm việc lâu dài với phòng khám của bạn hay không? Bạn chỉ có thể đánh giá được những điều đó thông qua quá trình quan sát lâu dài và tỉ mỉ.

Ngoài ra, để có cái nhìn khách quan hơn, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của những người xung quanh về một nhân sự nhất định. Nhìn nhận một con người cần có cái nhìn đa chiều nhất có thể. Đánh giá nhân sự cũng giúp bạn đặt được con người vào đúng vị trí cần đảm nhiệm, cách xử lý tình huống của nhân viên sẽ giúp bạn đánh giá xem họ sẽ phù hợp nhất với vị trí nào. Chỉ có thể đặt nhân sự vào đúng vị trí thì họ mới có thể phát huy được hết thế mạnh, năng lực của mình và từ đó, phòng khám của bạn mới thực sự hiệu quả.

Cuối cùng, nhân sự nào sẽ là người phải ra đi. Làm lãnh đạo cần có một trái tim nóng và một cái đầu lạnh. Trái tim nóng để quản lý nhân sự hiệu quả, còn cái đầu lạnh để ra những quyết định khi cần. Một trong số đó là buộc phải loại bỏ những nhân viên không phù hợp. Nhân sự có thể giỏi kĩ năng này kĩ năng kia, không ai là hoàn toàn vô dụng nhưng sẽ có những nhân sự phù hợp với hoạt động kinh doanh trong thời điểm này, một số nhân sự khác thì không. Quan sát và đánh giá nhân sự giúp bạn tinh lọc được nhân tài, người phù hợp với phòng khám, đảm bảo cho phòng khám hoạt động một cách trơn tru nhất với bộ máy hoàn chỉnh nhất. Có vậy, phòng khám mới có thể hoạt động lâu dài và không ngừng mở rộng quy mô. 

 

1.3 Đào tạo nhân sự

Nhiều chủ phòng khám chỉ nghĩ đến việc tuyển dụng nhân sự và làm sao ép nhân sự phải hoạt động hết công suất, nhiệt tình nhất, hiệu quả nhất vì nghĩ rằng mình là người trả lương, họ là người đi làm thuê nên họ phải phục vụ công việc cho mình. Nhưng thực chất, để chất lượng nhân sự ngày càng gia tăng, các y bác sĩ được nâng cao tay nghề, xây dựng được các quy trình làm việc chuyên nghiệp nhất thì các chủ phòng khám phải đặc biệt lưu tâm đến vấn đề đào tạo. 

Quy trình làm việc ở mỗi phòng khám là hoàn toàn khác nhau, hơn nữa kiến thức đặc biệt là kiến thức y khoa sẽ ngày càng có nhiều đổi mới. Không chịu cập nhật, chắc chắn chất lượng sẽ đi xuống, không kịp đáp ứng với yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Lúc này, công tác đào tạo sẽ lấp đầy các khoảng trống đó. Đào tạo ở đây được hiểu là không chỉ nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn là cả những kỹ năng mềm. 

Trú trọng vào công tác đào tạo nội bộ sẽ giúp chủ phòng khám thu về được rất nhiều lợi ích trong dài hạn. Một số phương pháp đào tạo bạn có thể nghĩ đến như: mời các chuyên gia đầu ngành về dạy trực tiếp cho nhân viên, cử một nhân viên xuất sắc trong phòng khám đi học và sau đó dạy lại cho các nhân viên còn lại… Ngoài ra, trong ngành ý thường tổ chức rất nhiều các hội thảo chuyên đề, chia sẻ kiến thức, bạn có thể thường xuyên theo dõi và cập nhật các sự kiện này và cử nhân viên của mình đi học. Bạn cũng có thể tìm hiểu các khóa học chuyên môn và mua các khóa học đó về đào tạo cho nhân viên. 

Nếu như chất lượng chuyên môn là xương sống thì kĩ năng mềm giống như những chất bôi trơn để cả cỗ máy được hoạt động trơn tru. Các kĩ năng mềm của ngành y đặc biệt cũng rất cần thiết bởi thái độ làm việc của nhân viên sẽ là bộ mặt của phòng khám và tác động trực tiếp tới thái độ của khách hàng. Khách hàng có cảm thấy hài lòng thì lần sau họ mới tiếp tục quay lại. Một số kĩ năng mềm mà bạn có thể đào tạo nhân viên như: kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, thuyết trình,… 

Công tác đào tạo hiện nay ở các phòng khám vẫn còn bỏ ngỏ, thậm chí là không được quan tâm đúng đắn. Nếu phòng khám của bạn làm tốt được điều này, chắc chắn hoạt động kinh doanh sẽ được cải thiện.

Ngoài nội dung đào tạo, thì tần suất đào tạo cũng cần phải được sắp xếp khoa học. Nên có các buổi đào tạo cố định, thường niên, thường quý… để nhân viên liên tục được cập nhật. Đặc biệt là với nhân viên mới, khi họ được làm việc trong môi trường mà giúp họ nâng cao trình độ thì sẽ kích thích sự hào hứng và tăng khả năng gắn bó với phòng khám hơn. 

 

1.4 Khen và chê 

Nhân viên làm việc không đúng, bạn sẽ xử phạt nhân viên hay trách mắng họ? Không ít các quản lý đã làm thế với lý do răn đe thì họ sẽ sợ hãi mà không bao giờ dám tái phạm nữa. Nhưng có thực sự với giải pháp này thì nhân viên của bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn và mang lại cho bạn thật nhiều khách hàng? 

Theo nghiên cứu về mặt tâm lý học, con người thì không ai muốn bị chê bai hay trách móc cả. Có lẽ điều này mỗi chúng ta đều có thể dễ dàng nhận ra. Thực sự không ai muốn mình bị mắng nhiếc hay phải lắng nghe những lời thậm tệ. Nếu phải đối mặt với những thông tin tiêu cực đó, thông thường não bộ con người sẽ phản ứng và sinh ra những cảm xúc như buồn bã, tủi hổ hay thậm chí là chống đối. 

Một người nếu phải nghe những thông tin tiêu cực kể trên trong thời gian quá dài sẽ còn chán nản. Và một nhân sự chán nản thì liệu hiệu quả công việc có cao không? Mỗi ngày đi làm đối với họ hẳn là một cực hình và sớm hay muộn họ cũng sẽ xin bạn cho họ nghỉ việc. Họ sẽ tìm tới một môi trường mới, thoải mái hơn và cho họ cảm xúc tích cực hơn. 

Vậy nên hãy cẩn thận với những lời khen chê của bạn, vì rất có thể, bạn sẽ chẳng còn một người nhân sự nào làm việc với mình, hoặc có thì cũng sẽ làm việc rất hời hợt, không thể nào tìm nổi một người tâm huyết. Muốn nhân viên làm việc tâm huyết cho mình, trước tiên bạn cũng sẽ phải tâm huyết với chính họ. Khi có vấn đề xảy ra, bạn sẽ có rất nhiều cách xử lý thay vì nặng lời. 

Bạn có thể gọi nhân viên vào phòng để nói chuyện riêng, phân tích đúng sai và cho họ cơ hội để sửa những lỗi lầm. Nếu trường hợp nặng nhất định cần phải phạt, hãy để họ hiểu rằng họ bị phạt với những lý do hợp lý, họ chấp nhận và mong muốn được sửa chữa lần sau. 

2 Mách bạn 6 cách truyền cảm hứng cho nhân viên để làm việc hiệu quả tại phòng khám nha

2.1 Định hướng công việc rõ ràng

Phòng khám cũng giống như một con thuyền lênh đênh giữa biển khơi, người chủ phòng khám cũng không khác gì vị thuyền trưởng phải chèo lái con thuyền sao cho tới bến. Và từng người lao động trên thuyền cũng cần được truyền cảm hứng từ thuyền trưởng để có tinh thần làm việc. Một trong những cách được truyền tinh thần hiệu quả nhất đó là chia sẻ cho họ về định hướng, phân rõ nhiệm vụ của từng người và định hướng phát triển tương lai của riêng họ. 

Mỗi người trong phòng khám, mỗi một vị trí sẽ có một nhiệm vụ riêng. Thậm chí bác lao công, quét dọn cũng có những trọng trách riêng cần đảm nhiệm đó là giữ vệ sinh cho phòng khám theo mức tiêu chuẩn. Vì vậy, bạn cũng cần phải vạch rõ cho từng người sứ mệnh của riêng họ khi họ được làm việc trong phòng khám. Lộ trình thăng tiến của họ là gì? Nếu họ gắn bó với phòng khám thì tương lai họ sẽ ra sao? 

Khi mỗi người đều nắm rõ công việc và định hướng của mình, họ sẽ tự chủ động biết được họ cần học thêm kiến thức gì, trang bị thêm kĩ năng gì để phát triển bản thân phù hợp với công việc được giao. Là người quản lý tổng quan nhất, bạn sẽ cần nhìn trước được mỗi vị trí thì cần học tập những gì? Không để nhân viên của mình mông lung thì họ mới có thể làm việc cho phòng khám hiệu quả. 

 

2.2 Luôn trao cho đồng nghiệp sự tin tưởng

Không chỉ trong môi trường công việc mà trong bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống cũng cần đến sự tin tưởng. Nhưng trong môi trường tập thể, cùng nhau làm việc thì sự tin tưởng lại càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Thử tưởng tượng trong môi trường phòng khám của bạn, đội ngũ nhân sự không tin tưởng lẫn nhau mà ngược lại còn đố kỵ, nghi ngờ, mâu thuẫn lẫn nhau thì liệu hoạt động trong phòng khám sẽ ra sao? Liệu phòng khám có hoạt động hiệu quả, có thu về được doanh số đúng như bạn mong muốn hay không? 

Bạn là chủ phòng khám, bạn có thể làm tấm gương cho nhân viên của mình để tạo văn hóa trong làm việc. Đó là sự đoàn kết, trung thực, giúp đỡ và chia sẻ lẫn nhau. Khi bạn làm tốt được những việc này, ắt các nhân viên của bạn sẽ bị ảnh hưởng và học tập bạn. Một chủ phòng khám công tư phân minh cũng sẽ rất được lòng nhân viên. 

Từ những chi tiết nhỏ nhặt đó sẽ gieo vào trong lòng nhân viên niềm tin lẫn nhau, họ tin tưởng người khác và họ cũng nhận về sự tin tưởng. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa cho nhân viên như liên hoan, du lịch, ngoại khóa,… là những các để bạn tạo dựng văn hóa trong phòng khám, đồng thời tạo được sự gắn kết giữa các nhân viên với nhau. 

 

2.3 Xây dựng văn hóa “Ham học hỏi” tại phòng khám

Như đã phân tích ở trên, ngành Y nói chung và Nha khoa nói riêng là một ngành rất đặc thù, luôn cần mỗi cá nhân phải học hỏi và cải thiện kiến thức không ngừng nghỉ. Học tập là nhiệm vụ cả đời. Bên cạnh công tác đào tạo, thì chủ phòng khám cũng cần xây dựng văn hóa “Ham học hỏi” trong môi trường phòng khám. 

Kết hợp với việc đào tạo thường xuyên, bạn cũng có thể tổ chức các cuộc thi chuyên môn ngay trong phòng khám để mọi người có cơ hội được chia sẻ, cọ sát trình độ… Môi trường phòng khám vừa giúp nhân viên cải thiện được kiến thức, lại vừa vui vẻ. Trên thực tế cũng có rất nhiều cuộc thi tương tự như vậy như Y tá giỏi, bác sĩ giỏi… 

Có tạo ra môi trường học tập cho nhân sự, bạn mới có nhiều cơ hội sở hữu những nhân sự giỏi. Có thêm nhiều nhân sự giỏi cũng chính là chìa khóa cho hoạt động thành công của phòng khám. Cũng là chìa khóa để giữ chân các nhân sự gắn bó lâu dài. 

 

2.4 Xây dựng môi trường làm việc vui vẻ, hòa đồng, thân thiện

Nếu không ai muốn bị chê bai thì tất nhiên cũng không ai muốn phải làm việc trong môi trường lúc nào cũng căng thẳng, gò ép, áp lực mọi lúc mọi nơi. Ngược lại, môi trường làm việc luôn luôn có tiếng cười, có thể thẳng thắn và thoải mái đưa ra đóng góp ý kiến của mình. Khi nhân viên vui vẻ, đồng nghĩa với việc họ sẽ làm việc hiệu quả hơn. Điều này cũng đã được các bác sĩ nghiên cứu và kết luận. 

Hãy không ngừng cải thiện văn hóa nơi công sở. Lắng nghe nhân viên về mức độ hài lòng của họ với môi trường làm việc, xóa tan rào cản giữa quản lý và nhân viên. Hãy làm gương cho nhân sự trong cách đối xử với mọi người xung quanh. Đồng thời, tổ chức các hoạt động giải trí nhẹ nhàng nơi công sở cũng giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. 

Cũng giống như một môi trường ham học hỏi, một môi trường nhân sự có được sự hòa đồng, gắn kết và thân thiện sẽ không chỉ là cơ sở để các hoạt động kinh doanh của công ty được diễn ra suôn sẻ, phối hợp nhịp nhàng mà còn là nền tảng để nhân viên gắn bó, có trách nhiệm hơn với công việc và công ty. 

=>> Đọc thêm: Tâm lý sức khỏe nha khoa 2022

 

2.5 Lời cảm ơn là chìa khóa kết nối

Người ta vẫn nói, có hai câu nói nhất định phải nói trong đời đó là cảm ơn và xin lỗi. Cũng có hai câu nói mà khi làm cha mẹ nhất định phải dạy con cái, đó không gì khác cũng là cảm ơn và xin lỗi. Trong cuộc sống chúng ta cần cảm ơn đúng lúc, xin lỗi kịp thời và trong công việc cũng không ngoại lệ. Hơn hết, cảm ơn còn là sợi dây gắn kết giữa những con người lại với nhau.

Tình cảm sẽ đi lên từ những điều nhỏ nhặt, đó là những câu nói cảm ơn. Ta đừng chỉ nghĩ đó là một nghĩa vụ phải thực hiện, mà hơn thế, nó lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa cho cả người nói và người được nghe. Nó là sự trân trọng, sự tôn kính và còn là sự cảm kích vì đã giúp đỡ nhau trong đời.

Nếu trong văn hóa nội bộ, bạn xây dựng được văn hóa cảm ơn, hẳn bạn sẽ có một tập thể rất gắn kết và đó là một phần trong thành công quản lý của bạn rồi. Là quản lý, để lan tỏa tinh thần này tới nhân viên, hay là tấm gương đi đầu trong đó. Bạn đừng ngần ngại nói lời cảm ơn với nhân viên. Sau lời cảm ơn đó, họ sẽ cảm thấy vô cùng ấm áp vì được sếp trân trọng. Họ sẽ không ngừng nghỉ cố gắng nhiều hơn. 

Nhiều người cố gắng tạo ra khoảng cách với cấp dưới, vì nghĩ quan hệ sếp – nhân viên cần phải có khoảng cách thì mới tạo được cái uy và sự tôn trọng. Nhưng thực chất, nhân viên chỉ kính nể những lãnh đạo mà khiến họ tâm phục khẩu phục. Còn nếu không sẽ chỉ là sự sợ hãi mà tuân lệnh mà thôi.  

Vì vậy, đừng tiếc những lời cảm ơn và hãy cảm ơn bất cứ khi nào có thể, trong dịp kỉ niệm, trong tiệc tất niên, trong đêm gala… hãy gửi lời cảm ơn đến những người nhân viên của bạn. Cảm ơn họ vì đã đồng hành cùng bạn, đã đóng góp và cống hiến cho công ty. Mỗi cá nhân cùng đóng góp mới có thể tạo thành một phòng khám vững mạnh. 

 

2.6 Xây dựng quy chế thưởng hợp lý và hấp dẫn  

Bên cạnh những lời khen – chê đúng lúc thì một chế độ tiền thưởng hợp lý sẽ làm cho nhân viên của bạn thêm phần hào hứng trong công việc. Chúng ta đều biết, việc có một chế độ thưởng trong công việc sẽ kích thích tinh thần làm việc của nhân viên. Nhưng không ít các lãnh đạo lại có rất nhiều băn khoăn trong vấn đề này. Cụ thể như: phải xây dựng kế hoạch thưởng như thế nào cho hiệu quả? Nên thưởng hàng tháng, hàng quý hay hàng năm? Thưởng theo cá nhân hay theo nhóm?…

Theo Chiến lược DCR, có tới 90% nhà lãnh đạo tin rằng khi họ cam kết được với nhân viên về chế độ thưởng phạt phân minh thì hoạt động kinh doanh của họ sẽ có những tác động tích cực. Mặc dù vậy thì trên thực tế, ít nhà lãnh đạo nào thực hiện được điều này. Tuy nhiên, những ưu điểm của chế độ thưởng là những điều mà không ai có thể phủ nhận. Một nghiên cứu của DCR đã ghi nhận, chế độ thưởng sẽ giúp: 

  • Hình thành động lực thúc đẩy nhân viên – trên thực tế đã ghi nhận, một chế độ thưởng được áp dụng sẽ thúc đẩy 66% nhân viên tiếp tục làm việc của họ.
  • Tăng hiệu suất làm việc của nhân viên – Chương trình thưởng của phòng khám nếu có chế độ tốt thì sẽ tăng được hiệu suất làm việc của nhân viên lên tới 44%.
  • Sự trung thành của khách hàng – 41% khách hàng trung thành với một thương hiệu hoặc công ty vì họ nhận thấy thái độ tích cực của nhân viên. Trong khi đó, có tới 68% khách hàng rời bỏ thương hiệu do thái độ tiêu cực. 

Sau đây, bạn có thể tham khảo một vài lời khuyên để xây dựng một chế độ tiền thưởng hợp lý cho nhân viên, dựa vào kết quả tham vấn của DentaFlow với một tổ chức nha khoa quốc tế. Cụ thể 

  • Xác định mục tiêu kinh doanh hàng tháng, hàng quý của cả phòng khám rồi chia cho từng bộ phận một KPI kinh doanh cụ thể, phù hợp. Nên nhớ rằng sự phù hợp là vô cùng cần thiết. Mục tiêu đó không quá thấp nhưng cũng không được quá viển vông. 
  • Nếu đạt được doanh thu như kỳ vọng thì có thể mỗi tháng nhân viên sẽ nhận được số tiền là 200 đô la. 
  • Nếu vượt quá mục tiêu đặt ra mỗi ngày thì mỗi thành viên sẽ được thêm 50 đô la. Điều này giúp nhân viên tập trung vào việc chăm sóc tốt cho bệnh nhân, làm sao để có thêm bệnh nhân là khách quen, thường xuyên sử dụng dịch vụ.
  • Nếu mỗi cá nhân có mục tiêu riêng, họ đạt được sẽ được nhận thêm 50 đô la. 
  • Nếu đội nhóm hoàn thành được mục tiêu riêng của đội nhóm, từng thành viên sẽ nhận được 50 đô la nữa. 

Với cách tính như vậy, mỗi thành viên trong phòng khám có thể nhận được mức tiền thưởng lên tới 350 đô la mỗi tháng. Vào ngày cuối cùng của mỗi tháng, mỗi thành viên trong nhóm sẽ họp riêng với người quản lý để xem xét mục tiêu riêng của từng cá nhân cũng như toàn nhóm. Để từ đó có thể đặt ra một mức mục tiêu kinh doanh hợp lý nhất. Đây cũng là một cách đạt hiệu quả trong quản lý nhân sự nha khoa. 

Ngoài mục tiêu kinh doanh, một yếu tố khác mà DentaFlow nhận thấy cũng là một yếu tốt để xét duyệt chế độ thưởng cho nhân viên là mức độ chuyên cần. Nếu như nhân viên có số ngày vắng mặt quá nhiều thì họ sẽ làm ảnh hưởng để nhịp làm việc của cả team. Do đó, nếu như tỉ lệ vắng mặt quá nhiều thì nhân viên sẽ bị khấu trừ một số tiền nhất định. Nhiều trường hợp, thậm chí còn có thể ra quyết định xử phạt cho việc nghỉ không lý do, nghỉ tùy ý làm ảnh hưởng tới kết quả cả team. Quyết định này cũng sẽ tác động tới thái độ làm việc của nhân viên để họ không quên những trọng trách và nhiệm vụ của mình. 

Với cách thưởng, phạt như trên, chủ phòng khám có thể thu về hiệu quả rất cao trong hoạt động kinh doanh của cả phòng. Tích cực hơn nữa, chúng còn giúp bạn tạo lên được văn hóa làm việc đội nhóm rất hiệu quả. Việc thưởng- phạt phụ thuộc vào hiệu suất làm việc của cả nhóm, từ đó mỗi cá nhân sẽ biết nỗ lực vì tập thể hơn, tránh việc chỉ mình mình mà làm ảnh hưởng đến công việc của tập thể. Muốn được thưởng, mọi người cần phải làm việc cùng nhau. Chỉ có vậy, bạn mới có một đội ngũ nhân sự gắn kết, mạnh mẽ và bền vững.

 

Trên đây là toàn bộ lời khuyên của DentaFlow gợi ý cho các quản lý trong công tác quản lý nhân sự nha khoa. Quản lý nhân sự có hiệu quả thì hoạt động kinh doanh của phòng khám mới hiệu quả. Chúc các bạn thành công! 

— — — — — — — — — — — —

Tìm hiểu thêm về Dentalflow chúng tôi tại:

Phần mềm nha khoa DentalFlow – Bởi nha sĩ, vì nha sĩ!

👉 Click đăng kí tài khoản và sử dụng miễn phí ngay hôm nay!

Website: https://dentalflow.vn/

Hotline: 092 774 1985

Facebook: https://www.facebook.com/dentalflowvn

Youtube:  https://www.youtube.com/c/DentalFlow

webinar-benh-an-dien-tu-dentalflow
Đăng ký dùng thử