3 bước KHÔNG THỂ THIẾU thiết kế phòng khám nha khoa – Một số lưu ý trong bản thiết kế

Trang chủ > Blog > Thiết kế phòng khám nha khoa > 3 bước KHÔNG THỂ THIẾU thiết kế phòng khám nha khoa – Một số lưu ý trong bản thiết kế

3 bước KHÔNG THỂ THIẾU thiết kế phòng khám nha khoa – Một số lưu ý trong bản thiết kế

Sau khi hoạch định và lên ý tưởng sơ bộ, bạn sẽ nhận được một bản thiết kế mẫu sơ bộ của phòng khám từ kiến trúc sư. Có thể kiến trúc sư của bạn là người có kinh nghiệm dày dặn trong việc thiết kế các phòng khám nha khoa nhưng là một người chủ phòng khám, bạn cũng nên tự có cái nhìn tổng quan những gì nên chú ý trong bước đầu khi xây dựng một phòng khám nha khoa.  Dưới đây là list những lưu ý trong một bản thiết kế phòng khám nha khoa!

=>> Đọc thêm bài đầu tiên của serie: 3 bước KHÔNG THỂ THIẾU khi thiết kế phòng khám nha khoa – NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU? 

 

1 Lưu ý thiết kế 1: Kho đựng dụng cụ nha khoa

Diện tích kho đựng dụng cụ nha khoa bao nhiêu là vừa đủ, với từng quy mô phòng khám (từ nhỏ, vừa đến lớn)? 

Thông thường các tủ đồ đựng dụng cụ trong kho tại phòng khám nha khoa sẽ chứa nhiều dụng cụ mà các nha sĩ hay trợ thủ nhiều khi còn không sử dụng đến. Do yếu tố lịch trình khám bận rộn liên tục, các trợ thủ hay nhân viên khác sẽ rất “lười” dọn dẹp. Và khi đến bất cứ một ca phẫu thuật nào, việc tìm dụng cụ khó khăn gây kéo dài thời gian điều trị và khiến trải nghiệm bệnh nhân tại phòng khám trở nên tồi tệ đi. 

Thế nên việc thiết kế một tủ đựng dụng cụ và giữ nó ngăn nắp rất cần thiết, để giữ không gian sạch sẽ và tối ưu thời gian khám bệnh. Hãy nghĩ đến việc sắp xếp các bộ dụng cụ khám theo các thủ thuật riêng biệt! 

 

2 Lưu ý thiết kế 2: Quầy lễ tân nha khoa

Việc thiết kế quầy lễ tân tại phòng khám nha khoa, nhất là các phòng khám có quy mô vừa đến lớn rất quan trọng trong khâu tối ưu thời gian thăm khám và giảm thời gian chờ của bệnh nhân. 

Thường thì kịch bản một phòng khám nha khoa với quy mô lớn sẽ như thế này! Sau khi khám và điều trị xong, trợ thủ sẽ đưa bệnh nhân ra ngoài và đồng thời thông báo cho bộ phận lễ tân ở tầng dưới. Vừa tiếp nhận thông tin từ bộ phận trợ thủ, lễ tân vừa phải thông báo với bệnh nhân đang chờ ở quầy lên khám, vừa phải check in cho khách mới đến. 

 

Tất nhiên thì một người lễ tân không thể “ba đầu sáu tay” làm cả 2 việc một lúc, chưa kể đến việc sau khi bệnh nhân cũ vừa xuống quầy để thanh toán sau khi đã thăm khám xong. Thế nên, việc bố trí sao cho có ít nhất 2 lễ tân tại bộ phận ra vào để vừa cùng thông báo khách mới lên khám và check in khách hàng vừa bước vào. 

Hơn nữa, khoảng cách bàn lễ tân đến ghế chờ của khách cũng nên thiết kế sao cho lễ tân có thể dễ dàng thông báo cho khách qua lời nói. 

Hoặc một kịch bản khác khá hữu hiệu mà các phòng khám nha khoa có thể nghĩ đến. Đó là giao việc thông báo bệnh nhân đang chờ lên khám cho trợ thủ. Tức là khi trợ thủ dắt bệnh nhân vừa khám xong đi xuống quầy lễ tân để thanh toán, thì cùng lúc đó trợ thủ sẽ thông báo cho bệnh nhân mới đang ngồi ở phòng chờ đi lên. Để hoàn thành kịch bản như thế, thì lối đi xuống cho trợ thủ từ tầng 2 nên thuận tiện để thông báo cho bệnh nhân đang ngồi ở phòng chờ.

 

3 Lưu ý thiết kế 3: Quy mô của phòng tiểu phẫu nha khoa

Hãy thử áng xem, khi là chủ một phòng khám, bạn muốn không gian của phòng tiểu phẫu như thế nào? Phòng tiểu phẫu đó sẽ bao gồm tủ đựng vật tư được treo hay được đặt trên mặt sàn. Để tiết kiệm không gian, hãy nghĩ đến việc tối ưu không gian bằng cách thiết kế các tủ đồ đựng treo trên tường. Nhờ vào việc thiết kế tối ưu không gian mà bạn sẽ có không gian cho việc di chuyển các xe lăn đựng vật tư khám. 

lưu ý thiết kế nha khoa 2

 

 

4 Một số lưu ý khác về thiết kế không gian phòng khám nha khoa

  • Phòng đặt các máy nén khí nha khoa nên được sắp xếp ở vị trí xa phòng phẫu thuật. Còn nếu không, nên có tường cách âm giữa 2 loại phòng để tránh tiếng ồn đến bệnh nhân trong quá trình đang khám bệnh và điều trị. 
  • Tủ đựng đồ IT: Không thuộc chuyên môn nha khoa, nhưng đừng quên “chăm sóc” cho khu tủ đựng đồ IT cho phòng khám. 
  • Khu vực vô trùng nha khoa: Hãy đặt vị trí của những vô trùng nha khoa gần nhất với phòng tiểu phẫu. Điều này rất có ý nghĩa đến việc dễ dàng việc lấy ra vào các vật tư khám bệnh của các trợ thủ, nhất là với những phòng tiểu phẫu không có tủ đựng đồ vật tư. Hơn nữa, bạn có thể muốn xem xét việc đưa không khí, chân không vào khu vực khử trùng nếu bạn đang nghĩ đến việc lắp đặt hệ thống bôi trơn tay khoan. Vì một số hệ thống bôi trơn chạy bằng khí nén, bạn sẽ cần nó.
  • Phòng tư vấn: Nếu phòng khám có không gian, hãy nghĩ đến việc thiết kế một phòng tư vấn giữa bác sĩ và bệnh nhân về phương án và tiến trình điều trị. Thiết kế phòng sao cho gần với quầy lễ tân hay ra vào nhất!
  • Hệ thống ống nước: Hệ thống ống nước là $$$$$. Nếu bạn có thể làm bồn rửa cho hai đến ba phòng thí nghiệm, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền cho hệ thống ống nước, đồ đạc, v.v.

=>> XEM THÊM: Video QUẢN TRỊ TINH GỌN TRONG NHA KHOA của tiến sĩ NGUYỄN KHÁNH LONG 

 

5 Kết luận

Bắt đầu ý tưởng lên thiết kế một phòng khám nha khoa, trước khi đi vào khâu tìm đơn vị thi công, chủ phòng khám tương lai cần lên ý tưởng một cách tổng quan về định hướng kinh doanh, chi phí bỏ ra để xây dựng phòng khám nha khoa và hiểu được nguyên lý cơ bản của một phòng tiểu phẫu sẽ ra sao.

Dentalflow đã có kinh nghiệm làm việc với nhiều phòng khám nha khoa trên toàn quốc và đưa ra phương án giải quyết quản trị nha khoa. Dù là phòng khám lớn hay bé hay mới chỉ bắt đầu những ý tưởng sơ bộ, việc thống nhất cách quản trị và chuyển số hóa phòng khám nha khoa là điều cần thiết không chỉ trong việc quản lý nha khoa mà còn trong tương lai thúc đẩy kinh doanh và trải nghiệm khách hàng.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 092 774 1985. Dentalflow là giải pháp phần mềm nha khoa online do nha sĩ thiết kế cho nha sĩ nhằm quản lý phòng khám một cách hiệu quả, tiết kiệm mà vẫn đem về doanh thu cao.

— — — — — — — — — — — —

Tìm hiểu thêm về Dentalflow chúng tôi tại:

Phần mềm nha khoa DentalFlow – Bởi nha sĩ, vì nha sĩ!

👉 Click đăng kí tài khoản và sử dụng miễn phí ngay hôm nay!

Website: https://dentalflow.vn/

Hotline: 092 774 1985

Facebook: https://www.facebook.com/dentalflowvn

Youtube:  https://www.youtube.com/c/DentalFlow